Những hình ảnh avatar đẹp cho con gái ngầu thường được sử dụng phổ biến làm ảnh đại diện cho các tài khoản trên mạng xã hội. Các bạn nữ rất thích những hình ảnh này vì có nhiều phong cách dễ thương và phù hợp với cá tính của từng bạn. Bài viết này sẽ chia sẻ ngay một số hình ảnh đại diện dễ thương và cute cho các bạn nữ tham khảo.
Những hình ảnh avatar đẹp cho con gái ngầu thường được sử dụng phổ biến làm ảnh đại diện cho các tài khoản trên mạng xã hội. Các bạn nữ rất thích những hình ảnh này vì có nhiều phong cách dễ thương và phù hợp với cá tính của từng bạn. Bài viết này sẽ chia sẻ ngay một số hình ảnh đại diện dễ thương và cute cho các bạn nữ tham khảo.
Hình ảnh avatar đáng yêu và đẹp thường là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bạn trẻ khi muốn thể hiện bản thân trên các nền tảng mạng xã hội. Đặc biệt là các bạn nữ.
Những biểu tượng quen thuộc như con gấu, con mèo, cô gái, chàng trai,… có thể được vẽ, chụp và chỉnh sửa để trở nên dễ thương và thu hút hơn. Điều này không chỉ tạo ra một phong cách độc đáo mà còn giúp người dùng thể hiện sự cá nhân hóa và sở thích của mình trong không gian trực tuyến:
Hiện nay có nhiều cách để tìm kiếm hình ảnh avatar nữ trực tuyến mà bạn có thể tham khảo như sau:
Nếu sắp tới các bạn nữ muốn cập nhật hình avatar đẹp cho tài khoản của mình thì có thể tham khảo một số hình ảnh chất lượng sau đây:
Có nhiều cách mà các cô gái sử dụng để thể hiện cá tính mạnh mẽ, chất ngầu của mình với mọi người. Đó có thể là vẻ ngoài nổi bật, khác biệt hay cá tính với những sở thích, đam mê riêng,... Những bức ảnh ngầu lòi của nữ đội mũ, che mặt, nữ hút thuốc dưới đây sẽ thể hiện rõ nhất điều đó.
Hình ngầu lòi nữ tạo vẻ bí ẩn, sâu sắc
Ảnh ngầu cho nữ chất lượng cao 4K
Ảnh ngầu nữ che mặt bí ấn, cuốn hút
Ảnh ngầu của con gái chọn lọc làm ảnh avatar Facebook, Zalo
https://thuthuat.taimienphi.vn/anh-ngau-loi-nam-nu-71585n.aspx Bộ sưu tập ảnh ngầu lòi nam, nữ, đa dạng phong cách, chủ đề đã được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ đến bạn đọc. Hãy tham khảo để tìm ra bức ảnh phù hợp, đặt làm ảnh đại diện trên Facebook, Zalo hoặc chia sẻ lên MXH, gửi cho bạn bè, người thân và thể hiện cá tính, lối sống của mình.
Cho tới đầu thế kỷ 20, nền giáo dục Sài Gòn tuy trải qua mấy thập niên niên “Tân học” với chữ quốc ngữ rồi, nhưng người Sài Gòn còn nặng “tinh thần Nho giáo” trong giáo dục. Và giáo dục Sài Gòn lúc này chưa xóa được tánh “trọng nam khinh nữ”, không chú trọng đúng mức đến nữ giới.
Ðến năm 1908, một số trí thức Việt Nam ở Sài Gòn đề nghị chính quyền Pháp thành lập một ngôi trường dành cho nữ giới. Một trong những người này là ông Bùi Quang Chiêu.
Bùi Quang Chiêu (1873-1945) là người Mỏ Cày, Bến Tre, sinh trong gia đình có truyền thống Nho học. Ông học Trung Học Mỹ Tho, Chasseloup Laubat Sài Gòn rồi hoàn tất Trung Học tại Alger, thủ đô nước Algerie lúc này thuộc địa Pháp. Trong thời gian học tại Algerie, người học trò Bùi Quang Chiêu nhận được sự bảo đảm trách nhiệm (correspondant) của Hàm Nghi, vị Hoàng Đế Việt Nam bị Pháp lưu đày tại đây! Và nhờ vậy Bùi Quang Chiêu là người Việt Nam duy nhứt bấy giờ có dịp gần gũi và học được “tinh thần yêu nước” nơi Vua Hàm Nghi.
Năm 1909, Hội Ðồng Quản Hạt chấp thuận đề nghị của Bùi Quang Chiêu và các trí thức, về việc xây một ngôi trường dành riêng cho nữ giới tại Sài Gòn. Do chưa có kinh phí nên Bùi Quang Chiêu là người tích cực đóng góp tài chánh và tổ chức lạc quyên gây quỹ xây trường.
Bốn năm sau, khi cuộc lạc quyên gom đủ tiền, một buổi lễ đặt viên đá đầu tiên được tổ chức ngày 6/11/1913 với sự chủ tọa của Toàn Quyền Pháp tại Ðông Dương là Albert Sarraut.
Một dãy nhà đầu tiên của trường được xây trên khu đất rộng ở đại lộ Legrand de la Liraye, trước 75 có tên là đường Phan Thanh Giản, nay là đường Ðiện Biên Phủ. Nhiều vật liệu xây dựng được chở từ Pháp sang, trong đó có ngói nung màu đỏ phía dưới có khắc chữ “Marseille”.
Năm 1915, trường xây dựng xong và khai giảng năm đầu tiên. Ông Ernest Nestor Roume là Toàn Quyền Ðông Dương và Thống Ðốc Courbeil là người cắt băng khánh thành và tuyên bố khai giảng khóa đầu tiên cấp Tiểu Học, với chỉ có 42 nữ sinh.
Ban tổ chức đề nghị đồng phục cho nữ sinh là áo dài màu tím, “tượng trưng cho đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của người thiếu nữ Việt Nam”. Trường có tên là Trường Áo Tím là vậy.
Nữ sinh của trường lúc nầy đều cư ngụ ở Sài Gòn và vùng lân cận, mãi về sau mới có cư xá dành cho nữ sinh đến từ các tỉnh. Trường dạy ba cấp ở bực Tiểu Học như: Ðồng Ấu (Enfantin), Cao Đẳng (Supérieur), năm cuối Sơ Học. Học sinh phải thi lấy chứng chỉ căn bản giáo dục sau khi tốt nghiệp năm cuối Sơ Học.
Năm 1918, vì số lượng học sinh gia tăng, trường xây dựng thêm một tòa nhà thứ hai song song với tòa nhà cũ. Tòa nhà mới, tầng dưới dùng làm cư xá cho các học sinh xa nhà, phía sau là bịnh xá, phòng giặt và nhà bếp. Nơi đây đồng thời cũng là nơi giảng dạy các môn nữ công gia chánh và thêu thùa cho nữ sinh Áo Tím.
Ðến tháng 9 năm 1922, trường nâng lên thành trường Trung Học Ðệ Nhứt Cấp. Albert Sarraut bấy giờ là Toàn Quyền đến khai giảng lớp đầu tiên của bậc Trung Học Ðệ Nhất Cấp. Trường đổi tên là Collège Des Jeunes Filles Indigènes (Trường Con Gái Bản Xứ). Và mặc dầu có một phiên đá cẩm thạch khắc chữ Collège Des Jeunes Filles Indigènes dựng lên trước cổng trường, nhưng người Sài Gòn vẫn gọi với cái tên Trường Áo Tím.
Hiệu trường đầu tiên là một cô giáo người Pháp tên là Lagrange.
Ðể được vào học, học sinh phải vượt qua kỳ thi tuyển. Thời gian nầy tiếng Pháp được dạy từ cấp lớp căn bản cho đến bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp, trong khi tiếng Việt chỉ được dạy mỗi tuần 2 tiếng trong giờ Việt Văn.
Trong trường, nữ sinh chỉ được dùng tiếng Pháp để giao tiếp, không được dùng tiếng Việt.
Năm 1940, vì quân Nhật chiếm đóng cơ sở của trường, rồi sau đó đến quân đội Anh, nên trường dời về trường Tiểu Học Ðồ Chiểu Tân Ðịnh. Cũng trong năm nầy, vì muốn xóa tàn tích Pháp nên trường đổi tên là Collège Gia Long, rồi Lycée Gia Long.
Tên trường nữ Trung Học Gia Long với lịch sử như thế và tồn tại mãi đến năm 1975.
Năm 1947, khi được người Anh trao trả, trường bị hư hại nhiều đến nỗi vị Hiệu Trưởng lâm thời phải vận động quyên góp tài chính để tu sửa trường.
Năm 1949, trường lại được mở rộng: một tòa nhà hai tầng được xây mới ở đường Bà Huyện Thanh Quan để đáp ứng số lượng học sinh ngày càng tăng.
Năm 1950 lần đầu tiên Hiệu Trưởng là người Việt đồng thời cũng là một cựu nữ sinh của trường là cô Nguyễn Thị Châu. Ðến 1952, chương trình giáo dục Việt Nam dần thay thế chương trình giáo dục Pháp. Học sinh phải học cả hai ngoại ngữ là Anh-Pháp song song. Kỳ thi tuyển vào trường lúc nầy càng khó hơn trước vì thí sinh đến từ khắp nơi trong miền Nam. Thí dụ năm 1971 có 8,000 học sinh dự thi nhưng chỉ có 819 em chấm đậu.
Năm 1953, đồng phục trường đổi từ áo dài tím sang áo dài trắng với phù hiệu là Bông Mai Vàng được may lên trên áo, đồng thời sau đó chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp của trường cũng được đổi sang tiếng Việt hoàn toàn. Và tên trường Áo Tím từ đây chỉ còn là hoài niệm!
Trường vẫn tiếp tục phát triển: 1964 trường bỏ chế độ nội trú, sửa các phòng ở thành phòng học với tổng cộng 3,000 học sinh, chia ra 55 lớp từ đệ Tứ đến đệ Nhứt học buổi sáng; và 45 lớp từ đệ Thất đến đệ Ngũ học buổi chiều. Năm 1965, trường xây thêm thư viện.
Sau tháng 4 năm 1975, trường Gia Long bị xóa tên!
Hiệu Trưởng trường qua các thời kỳ: