10th Floor, 165 Thai Ha Street, Dong Da District, Hanoi
10th Floor, 165 Thai Ha Street, Dong Da District, Hanoi
Nhập khẩu Thực phẩm cần giấy tờ gì? Nhập khẩu Thực phẩm cần thủ tục gì?
Khi nhập khẩu thực phẩm, ngoài các hồ sơ hải quan thông thường, tùy chính sách quản lý nhà nước với mặt hàng mà người nhập khẩu cần bổ sung các giấy tờ liên quan.
Hồ sơ hải quan nhập khẩu Thực phẩm thông thường bao gồm bản scan nộp điện tử hoặc bản gốc của các giấy tờ sau:
→ HP Toàn Cầu cung cấp Dịch vụ vận chuyển quốc tế, khai báo hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu – LH: 088.611.5726 hoặc 098.487.0199
Điểm 20, Điều 2, Luật An toàn thực phẩm: “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.”
Một số định nghĩa chi tiết như sau:
Theo quy định hiện hành, khi nhập khẩu hàng hóa, tùy loại hình và mặt hàng nhập khẩu mà doanh nghiệp có thể phải nộp thuế nằm trong số các loại thuế sau:
Về nội dung văn bản pháp quy liên quan, do có rất nhiều văn bản pháp quy liên quan nên nội dung này, nội dung này, đề nghi xem chi tiết tại các bài viết của các sắc thuế cụ thuể
Thuế nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế. Đây là một loại thuế các nước dùng để đánh vào hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất và can thiệp vào quá trình hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia.
Theo quy định hiện hành của Việt Nam, phương pháp tính thuế nhập khẩu bao gồm:
Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm với thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc thuế suất thông thường
Phương pháp tính thuế tuyệt đối
Phương pháp tính thuế hỗn hợp và
Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan
Để biết thêm chi tiết, xem bài viết:
Thuế giá trị gia tăng (VAT – Value Added Tax) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
Để biết thêm chi tiết, xem bài viết: Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hàng nhập khẩu
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu nhằm hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lý, tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hóa, dịch vụ.
Người nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa, phải tính và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Để biết thêm chi tiết về danh sách hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và các nội dung liên quan, xem bài viết: Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
Theo quy định hiện hành, với những mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường (trừ các đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu) như xăng dầu, mỡ nhờn, túi nilong.., khi nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp có trách nhiệm tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường (trừ xăng dầu nhập khẩu để bán).
Để biết chi tiết các mặt hàng nào chịu thuế bảo vệ môi trường và các nội dung khác liên quan, xem bài viết: Thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu
Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Để biết thêm chi tiết về sắc thuế này, xem bài viết: Thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu
Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Để biết thêm chi tiết về sắc thuế này, xem bài viết: Thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu
Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Để biết thêm chi tiết về sắc thuế này, xem bài viết: Thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.
HP Toàn Cầu – Chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển xuất khẩu, nhập khẩu Thực phẩm theo đường biển, đường hàng không từ Việt Nam đến các nước trên thế giới và ngược lại
Thực phẩm rất đa dạng phong phú và yêu cầu về vận chuyển cũng rất đa dạng, có những loại đi thực phẩm có thể vận chuyển ở nhiệt độ thông thường, có mặt hàng nhập khẩu ở nhiệt độ mát và có mặt hàng vận chuyển cần nhiệt độ đông lạnh; hàng hóa có thể vận chuyển theo đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt.
Vì vậy, hãy cung cấp thông tin về lô hàng cụ thể hoặc dự kiến của bạn cho HPG để nhận báo giá đầy đủ về các chi phí cho toàn bộ quá trình nhập khẩu. – LH: 0886115726 hoặc 0984870199, email: [email protected]
Bạn có thể xem qua thời gian vận chuyển từ một số thị trường chính mà Việt Nam có sản lượng nhập khẩu thực phẩm lớn như sau:
Nhập khẩu Thực phẩm cần giấy phép gì?
Thực phẩm nhập khẩu chịu sự quản lý của Luật An toàn thực phẩm, người nhập khẩu có trách nhiệm tuân thủ đảm bảo an toàn thực phẩm đối với nhập khẩu thực phẩm.
Quy định chung về nội dung này được quy định tại Điều 38: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu tại Luật An toàn thực phẩm, như sau:
Điều 38. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu – Luật An toàn thực phẩm
1. Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện tương ứng quy định tại Chương III của Luật này và các điều kiện sau đây:
a) Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;
b) Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ.
3. Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thì áp dụng theo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn còn cần đáp ứng yêu cầu tại Điều 14 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 như sau:
Điều 14. Yêu cầu đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu
1. Sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu, trừ các thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thực phẩm do tổ chức, cá nhân Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài nhưng bị trả về và các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản vào Việt Nam;
b) Đối với sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm, sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm: Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam;
c) Mỗi lô hàng nhập khẩu có nguồn gốc động vật, thủy sản nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam).
2. Thủ tục đăng ký quốc gia, vùng lãnh thổ và cơ sở sản xuất, kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này vào danh sách xuất khẩu vào Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức, cá nhân được xuất khẩu các sản phẩm trên vào Việt Nam
Do danh sách thực phẩm nhiều và thuộc quản lý chuyên ngành của 03 bộ là Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y tế do đó về giấy phép/quy định chi tiết có thể khác nhau ở các mặt hàng.
Ở phía dưới bài viết bạn sẽ tìm thấy chính sách quản lý nhà nước và thủ tục nhập khẩu của một số mặt hàng thông dụng cũng như việc phân chia cơ quan quản lý theo HS.
Bạn có thể hiểu thêm khi vào từng bài viết chi tiết hoặc liên hệ với bộ phận tư vấn của HP Toàn cầu để được giải đáp theo hotline 0886115726