Trần Đại Quang (12 tháng 10 năm 1956 – 21 tháng 9 năm 2018[4][5]) là Chủ tịch nước thứ 8 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 2 tháng 4 năm 2016 cho đến ngày ông qua đời (ngày 21 tháng 9 năm 2018). Ông xuất thân Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2011–2016. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII; Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,[6] Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từ 2011 đến 2016.[7] Trần Đại Quang còn là Giáo sư ngành Khoa học an ninh, Tiến sĩ Luật học.
Trần Đại Quang (12 tháng 10 năm 1956 – 21 tháng 9 năm 2018[4][5]) là Chủ tịch nước thứ 8 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 2 tháng 4 năm 2016 cho đến ngày ông qua đời (ngày 21 tháng 9 năm 2018). Ông xuất thân Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2011–2016. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII; Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,[6] Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từ 2011 đến 2016.[7] Trần Đại Quang còn là Giáo sư ngành Khoa học an ninh, Tiến sĩ Luật học.
Ngày 22 tháng 5 năm 2016: Trần Đại Quang lần thứ hai ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam và trúng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016–2021, ở đơn vị bầu cử số 1 Thành phố Hồ Chí Minh gồm quận 1, quận 3 và quận 4 được 293.079 phiếu, đạt tỷ lệ 75,08% số phiếu hợp lệ (cao nhất trong 3 người trúng cử ở đơn vị này, 2 người kia là Ngô Tuấn Nghĩa (236.576 phiếu, 60,60%) và Lâm Đình Thắng (233.880 phiếu, 59,91%)). Ông là một trong 30 đại biểu quốc hội Việt Nam thuộc đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại buổi tiếp xúc cử tri sáng ngày 7 tháng 7 năm 2017 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Đại Quang cho biết giải pháp chống tham nhũng là kê biên tài sản của đối tượng bị điều tra tội tham nhũng ngay từ khi vừa khởi tố vụ án.[22]
Chiều ngày 13 tháng 10 năm 2017, ông có buổi tiếp xúc cử tri tại Hội trường Quận ủy Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, dập tắt tin đồn ông có vấn đề về sức khỏe trước đó.[23][24]
Sáng ngày 5 tháng 5 năm 2018, tại buổi tiếp xúc cử tri các Quận 1, Quận 3, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh trước kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, theo lời Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Đại Quang báo cáo, xin phép vắng mặt tiếp xúc cử tri với lí do bận công tác nước ngoài và đang chuẩn bị cho Hội nghị trung ương 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12.[24][25][26][27]
Từ ngày 20 tháng 1 năm 2016 đến ngày 28 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trần Đại Quang được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Ngày 14 tháng 1 năm 2016, tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI, ông được đề cử giữ chức Chủ tịch nước.[28]
Ngày 2 tháng 4 năm 2016, tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội Việt Nam khóa XIII, Trần Đại Quang được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với số phiếu đồng ý là 452, số phiếu không đồng ý là 29 phiếu,[29][30][31] kế nhiệm Trương Tấn Sang.[32] Sự việc Quốc hội khóa XIII bầu mới Chủ tịch nước khi nhiệm kì Quốc hội chỉ còn ít ngày đã gây xôn xao trong dư luận Việt Nam.[33] Trong nhiệm kì của Quốc hội Việt Nam khóa XIII từ năm 2011 tới 2016 có tới hai vị chủ tịch nước là Trương Tấn Sang và sau đó là Trần Đại Quang. Ngày 8 tháng 4 năm 2016, Trần Đại Quang được Quốc hội Việt Nam khóa XIII miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.[34]
Ngày 13 tháng 4 năm 2016, ông thôi giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, thay thế ông là Thượng tướng Tô Lâm.[35]
Ngày 25 tháng 7 năm 2016, sau khi Chủ tịch Quốc hội khóa XIV Nguyễn Thị Kim Ngân đọc tờ trình giới thiệu Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước (ứng cử viên duy nhất),[36] Quốc hội Việt Nam khóa XIV đã bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước nhiệm kì 2016–2021. Kết quả công bố vào buổi chiều cùng ngày, ông nhận được 485 phiếu thuận trong số 487 đại biểu quốc hội có mặt (2 đại biểu không biểu quyết) trong tổng số 494 đại biểu quốc hội khóa XIV, đắc cử chức Chủ tịch nước với 98,18% số phiếu tán thành. Ông tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước vào buổi chiều cùng ngày.[37]
Ngày 30 tháng 7 năm 2016, Trần Đại Quang thôi giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay thế ông là Tô Lâm.[38]
Ngày 13 tháng 8 năm 2016, ông được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phân công giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2016–2021.[39]
Ngày 26 tháng 4 năm 2017, tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3, quận 4 TPHCM, Trần Đại Quang khẳng định Luật biểu tình được Quốc hội coi trọng nhưng chất lượng của dự án Luật của cơ quan soạn thảo kém nên bị trì hoãn để tham khảo thế giới. Ông cũng cho biết cần sửa đổi luật đất đai vì có nhiều vụ kiện, khiếu nại liên quan đến đất đai.[40]
Ngày 19 tháng 6 năm 2018, tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3, quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh sau kì họp thứ 5 Quốc hội 14, trước chất vấn của cư tri Lê Văn Sỹ, Lê Sỹ Đậu (quận 4) cần sớm có Luật biểu tình, và yêu cầu Quốc hội trực tiếp soạn thảo luật biểu tình chứ không giao cho Bộ Công an Việt Nam soạn thảo, một số tờ báo đưa tin rằng ông Trần Đại Quang đã bày tỏ sự đồng tình với ý kiến này và hứa sẽ báo cáo Quốc hội ban hành.[41][42][43][44][45]
Khi báo Tuổi trẻ đăng tin này thì Bộ Thông tin và truyền thông đã yêu cầu Tuổi trẻ thay tiêu đề bài báo và xóa trích dẫn của ông Trần Đại Quang, sau đó ra quyết định đình bản tạm thời hoạt động báo Tuổi trẻ Online trong 3 tháng, xử phạt 220 triệu đồng vì lý do đăng tin giả, và ông Trần Đại Quang không hề nói vậy. Một số tờ báo khác cũng bị xử phạt ở mức nhẹ hơn[46][47]
Ngày 15 tháng 5 năm 2017, ông Trần Đại Quang đã tham dự Diễn đàn hợp tác quốc tế về "Vành đai và Con đường" đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Phát biểu tại hội nghị, ông hoan nghênh các sáng kiến liên kết kinh tế, kết nối khu vực nói chung, Sáng kiến "Vành đai và Con đường" nói riêng, và sẵn sàng hợp tác cùng các quốc gia nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đem lại lợi ích chung, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững.[48]
Trần Đại Quang thông báo với các đại diện doanh nghiệp APEC rằng Việt Nam hiện là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất và dự báo đến năm 2020 sẽ nằm trong số 5 quốc gia đứng đầu châu Á-Thái Bình Dương về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực chế tạo. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục duy trì đà phục hồi kinh tế với mục tiêu là đến năm 2020 đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân là 6,5% đến 7%, quyết tâm thực hiện ba đột phá lớn về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Là nền kinh tế năng động có độ mở lớn và là điểm đến của nhiều tập đoàn đa quốc gia, Việt Nam ngày càng gắn kết sâu rộng với hai bờ Thái Bình Dương thông qua các quan hệ đối tác, Cộng đồng ASEAN và mạng lưới 16 FTA với 59 đối tác, trong đó có 18 nền kinh tế thành viên APEC.[49]
Cũng tại Lima, ông Quang chính thức thông báo về Năm APEC 2017 cũng như Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam.
Diễn đàn Tiếng nói tương lai APEC 2017 tổ chức đối thoại với các chủ đề: Thúc đẩy Tăng trưởng bền vững, sáng tạo và hòa nhập giữa thanh niên khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Làm thế nào để tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung giữa thanh niên khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Doanh nghiệp, sáng tạo và bền vững - Những khó khăn trong khởi nghiệp và thời đại số hóa của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tham dự CSOM có hơn 200 đại biểu gồm các quan chức cao cấp (SOM) của 21 nền kinh tế thành viên APEC, đại diện Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương (PIF), và Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC).
Ngày 23 tháng 5 năm 2016, Trần Đại Quang đã đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, đây là chuyến công du đầu tiên của Obama đến Việt Nam.[50] Trong chuyến công du này, Obama đã gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Đây là quyết định mang tính lịch sử, là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ, thể hiện việc bình thường hóa hoàn toàn sau hàng chục năm là cựu thù trong chiến tranh.[51] Theo ông Obama, việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí vốn áp đặt từ năm 1975 này sẽ giúp "bình thường hóa hơn nữa quan hệ giữa hai nước". Sự thay đổi này sẽ đảm bảo để Việt Nam có thể tiếp cận các trang thiết bị cần thiết để phòng vệ và gạt bỏ những tàn tích từ thời chiến tranh. Việc này cũng thể hiện cam kết của Mỹ nhằm bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Việt Nam bao gồm củng cố quan hệ quốc phòng với Việt Nam trong dài hạn. Vào thời điểm thăm chính thức Việt Nam, ông Obama chỉ còn khoảng nửa năm tại nhiệm trên cương vị Tổng thống của nước Mỹ. Ông Obama nói: "Tôi không còn nhiều thời gian trong nhiệm kỳ của mình và tôi sẽ nỗ lực dành những thời gian còn lại thúc đẩy mối quan hệ Việt - Mỹ". Ông Obama cũng nhấn mạnh, vấn đề Biển Đông và nguyên lý tôn trọng tuyệt đối, nước lớn không thể "ăn hiếp" nước nhỏ trong quan hệ với các cường quốc.
Tối 11 tháng 11 năm 2017, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chủ trì Quốc yến chào mừng Tổng thống Donald Trump và Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ.[52] Phát biểu tại tiệc chiêu đãi, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nồng nhiệt chào mừng Tổng thống Donald Trump cùng Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam vào thời điểm sôi động nhất của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm của Trump, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: "Tổng thống Donald Trump lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong số các nước Đông Nam Á thể hiện sự coi trọng quan hệ với Việt Nam, tạo cơ sở thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian tới, cũng là thông điệp về chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.". Về phần mình, Tổng thống Donald Trump cho biết, ông vinh dự lớn lao khi có mặt tại Việt Nam. Tổng thống Donald Trump khẳng định: "Hôm nay chúng ta không còn là kẻ thù mà đã là bạn", ông dành những lời khen ngợi cho Việt Nam: "Nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa và hội nhập, các sinh viên Việt Nam nằm trong số những sinh viên rất giỏi của thế giới. Đó là sự chuyển mình ấn tượng của Việt Nam"
Ngoại hình ông Trần Đại Quang thay đổi vì bệnh tật. Ông Quang năm 2016 (trái) và ông Quang năm 2018 (phải)
Theo ông Nguyễn Quốc Triệu – Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Trần Đại Quang đã được phát hiện bị nhiễm "virus hiếm và độc hại" từ tháng 7 năm 2017 và phải đi Nhật Bản chữa trị 6 lần. Căn bệnh này "trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian".[53] Từng có thời điểm ông Trần Đại Quang không xuất hiện trước công chúng trong vòng một tháng vào năm 2017, dấy lên nhiều sự đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông.[54] Ngày 11 tháng 9 năm 2018, Trần Đại Quang trông gầy đi và già hơn khi tiếp đón Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Trong 10 ngày làm việc cuối cùng, mặc dù mắc bệnh hiểm nghèo ông Quang vẫn tham dự và tiếp đón các nhà lãnh đạo quốc tế, Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi là nguyên thủ quốc gia cuối cùng được ông tiếp đón. Ngày 20 tháng 9 năm 2018, sau khi viết thư chúc Tết Trung thu cho các em thiếu nhi, bệnh tình của ông càng ngày trở nặng và được đưa đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Vào lúc 15 giờ cùng ngày, ông rơi vào tình trạng hôn mê. Sau khi hôn mê được gần 1 ngày, ông đã trút hơi thở cuối cùng và qua đời khi đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội vào ngày 21 tháng 9 năm 2018 (tức ngày 12 tháng 8 năm Mậu Tuất theo Âm lịch) sau hơn 1 năm ông bị nhiễm bệnh virus máu, chỉ hơn 6 tháng sau khi nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải mất, hưởng thọ 63 tuổi. Quyền chủ tịch nước được trao lại cho Phó Chủ tịch nước, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh và bà đã tạm quyền chức vụ này cho đến khi ông Nguyễn Phú Trọng được bầu kế nhiệm Trần Đại Quang vào ngày 23 tháng 10 năm 2018, một tháng sau khi ông Quang qua đời.[5][55]
Vợ ông Nguyễn Thị Hiền muốn đưa chồng trở về quê nhà để an táng. Trưởng ban tổ chức lễ tang Trương Hòa Bình được gia đình ủy quyền lo việc này. Lễ viếng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội trong ngày 26 tháng 9 theo nghi thức quốc tang. Lễ truy điệu được tổ chức vào ngày 27 tháng 9, sau đó đến trưa chiều cùng ngày, linh cữu được đưa về quê hương Ninh Bình để làm thủ tục an táng theo nguyện vọng của gia đình.[56]
Lễ an táng đã được diễn ra vào 15h30 ngày hôm sau (tức ngày 27 tháng 9 năm 2018) tại Ninh Bình, có mặt tất cả lãnh đạo, nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước và gia quyến. Lúc 16h cùng ngày, linh cữu của Trần Đại Quang được an táng tại quê nhà: xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nơi ông an táng đã được xây dựng thành một quần thể kiến trúc để phục vụ người dân tới viếng.
Ông là con trai thứ 2 trong gia đình có bốn anh em trai Vinh, Quang, Sáng, Tỏ, và hai chị/em gái. Em trai của ông là Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an[64]
Ông lập gia đình với vợ là bà Nguyễn Thị Hiền (sinh năm 1958). Hai người quen nhau khi còn học cấp 3 tại quê hương ông. Sau đó đến ngày lên Hà Nội để sinh sống thì cưới nhau.[65] Con trai đầu của ông là Trần Quân (sinh năm 1984), đảm nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Tài chính. Từ tháng 8 năm 2021 cho đến nay là Tổng giám đốc kho bạc nhà nước Việt Nam.[66]
TTO - Nhận được tin nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh từ trần, lãnh đạo các nước Brunei Darussalam, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc đã gửi điện, thư chia buồn tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhân dân Việt Nam và gia quyến.
780 năm trước, vào tháng 10 năm 1241, cũng vào năm cùng hàng can chi như năm Tân Sửu 2021 này, đã xuất hiện trên đất nước ta một nhân tài lớn. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” viết: “Hoàng tử thứ ba là Quang Khải ra đời”.
Hoàng tử Trần Quang Khải là con của Hoàng hậu Thuận Thiên. Ông là em của hoàng tử trưởng Trần Quốc Khang và thái tử Trần Hoảng. Thời điểm này vua Trần Thái Tông 29 tuổi, ở ngôi 16 năm.
Tương truyền, lúc mới sinh, hoàng tử Trần Quang Khải bị bệnh, phát chứng kinh giật, nhiều người nghĩ không qua khỏi. Vua Trần Thái Tông thương con, lấy áo gấm của cha mình và tháo cả thanh gươm báu truyền quốc luôn đeo bên mình đặt cạnh, bảo rằng: “Nếu con mà sống, ta sẽ ban cho những thứ này”. Và thật ngạc nhiên, Quang Khải đã vượt qua bạo bệnh. Nhưng vua Trần Thái Tông lúc đó đã tấn phong cho hoàng tử Trần Hoảng làm Thái tử nên ngài chỉ ban cho Trần Quang Khải áo gấm còn gươm báu truyền quốc thì giao lại cho Trần Hoảng.
Sách “An Nam chí lược” của Lê Tắc viết thời Trần cho biết: Vua Trần Thái Tông đã mời Bảng nhãn Lê Văn Hưu (hơn Trần Quang Khải 11 tuổi) làm thầy. Không phụ lòng tin của đức vua, vị Binh bộ thượng thư Lê Văn Hưu, sau là Hàn lâm học sĩ kiêm Giám tu Quốc sử, tác giả của bộ “Đại Việt sử ký” đầu tiên trong lịch sử dân tộc đã rèn cặp nên một nhân tài. Sách "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, phần Nhân vật chí có ghi về Trần Quang Khải như sau: “Ông nghe rộng, biết nhiều, hiểu các tiếng người nước Phiên. Mỗi khi sứ sang, ông được chọn vào thù tiếp. Ông rất chăm học, hay làm thơ”.
Hơn 10 năm đèn sách, thao luyện binh thư, Trần Quang Khải tỏ rõ người văn võ toàn tài.
Chắc rằng ở thời điểm lịch sử khi diễn ra trận đánh thắng đầu tiên chống quân Mông Nguyên năm 1258, Trần Quang Khải đã tham chiến. Thế nên, “Đại Việt sử ký toàn thư” cho biết: Dù mới 17 tuổi, (vào tháng 11/1258), dưới triều vua Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải đã được phong tước Chiêu Minh đại vương.
Rồi bằng tài năng của mình, chỉ hai năm sau, vào năm 1261, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 4, ông được phong làm Thái uý.
Như thế là khi tuổi mới 20 tròn, với chức quan vào hàng tam thái này (thái sư, thái úy, thái bảo), Trần Quang Khải đã giữ chức quan đầu triều, cao hơn hẳn chức Binh bộ thượng thư, nắm toàn bộ binh quyền nước Đại Việt.
Một chức cao tột bậc như thế, ở vào một hoàn cảnh đất nước đang lo chuẩn bị chiến tranh không biết xảy ra vào lúc nào thì càng chứng tỏ Trần Quang Khải là người có thực tài chứ không phải chỉ vì dòng dõi mới được phong chức.
“Đại Việt sử ký toàn thư” viết vào năm 1265, Trần Quang Khải vào trấn nhậm đất Nghệ An (bao gồm cả Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay) cùng với người anh là Trần Quốc Khang.
Tại xứ Nghệ, bằng con mắt tinh tường, Trần Quang Khải đã nhận ra tài năng của Bạch Liêu. Ông mời Bạch Liêu làm môn khách trong trướng phủ. Và tại khoa thi năm Thiệu Long thứ 9 (1266), Bạch Liêu đã trở thành vị tổ khai khoa xứ Nghệ. Sau khi đỗ, Bạch Liêu trở về phò tá Trần Quang Khải. Với tư cách là một quân sư, ông đã giúp Trần Quang Khải thảo ra kế hoạch về tuyển quân và dự trữ lương thực, củng cố biên giới phía Nam (gọi là Biến pháp tam chương) góp phần chuẩn bị thực lực cho cuộc chiến tranh Nguyên Mông lần 2.
Với tài năng của mình, vào năm 1271, Trần Quang Khải được tấn phong làm Tướng quốc Thái uý. Như thế là ngoài việc quản lĩnh binh quyền, ông còn kiêm quản cả công việc triều chính – Công việc mà chức Thái sư phụ trách.
Năm 1278, vua Trần Thánh Tông nhường ngôi cho thái tử Khâm tức vua Trần Nhân Tông. Nhà Nguyên lấy cớ vua mới không xin lệnh mà tự lập, sai phái bộ do Sài Thung sang hạch sách. Khi Sài Thung đến bờ sông Hồng, Trần Quang Khải với tư cách là tướng quốc ra đón y, dẫn về sứ quán. Sau đó Sài Thung vào triều, đọc chiếu thư của Hốt Tất Liệt. Chiếu thư này lời lẽ ngạo mạn, láo xược, nội dung là trách cứ vua Trần không chịu sang chầu, và đe dọa, nếu Thánh Tông không sang và không cử con tin sang thì sẽ bị trừng phạt… Trần Quang Khải thay mặt vua làm các công việc ngoại giao. Trước khi từ biệt, ông có làm bài thơ tặng Sài Thung. Lời thơ mềm mỏng, nhưng cốt cách cứng rắn, không chịu sang chầu. Bài thơ được ghi lại trong "Toàn Việt thi lục":
Nhất phong phượng chiếu hạ thiên đìnhChỉ xích hoàng hoa vạn lý hànhBắc khuyết y quan tranh tổ đạoNam châu thổ mộc tận chi danhKhẩu hoàn uy phúc quân bao biếmThân bội an nguy quốc trọng khinhCảm chúc tứ hiên quân phiếm áiHảo vi dực hoãn Việt phương sinh.
Thềm son một bức chiếu rồng ban Muôn dặm đường hoa chỉ tấc gang Áo mũ đón chào ngoài cửa Bắc Cỏ cây biết tiếng khắp trời Nam An uy dày đúc trong lời nói Xã tắc an nguy nặng gánh mang Dám nghĩ bốn nghi đều lượng bể Dùm che con đỏ chốn Viêm bang.
Năm 1281, quân Nguyên đã chuẩn bị lương thực khí giới đầy đủ, lại sai Sài Thung sang gây sự. Sài Thung đem theo Trần Di Ái (chú họ vua) đã được nhà Nguyên dựng làm An Nam quốc vương với mục đích dựng lên chính quyền bù nhìn. Nhà Trần đã thực hiện kế sách tiếp đón trọng thị Sài Thung nhưng bất ngờ đánh đuổi Trần Di Ái. Và tất nhiên, Trần Quang Khải lại có bài thơ đưa tiễn sướt mướt, tình cảm, nhún nhường nhưng không nhục quốc thể.
Cuối năm 1282, sau khi thất bại với kế “giả đồ diệt Quắc” mượn đường nước ta vào đánh Chiêm Thành, quân Nguyên Mông đã ồ ạt tấn công vào nước ta. Trước thế giặc mạnh, vua Trần Nhân Tông cho triệu tập hội nghị Bình Than (trên sông Thiên Đức, sông Đuống ngày nay) họp các vương hầu và các quan để bàn kế đánh giặc.
Hội nghị Bình Than đã đi vào lịch sử không chỉ là một hội nghị quân sự có tầm vóc chiến lược mà còn đánh dấu sự đoàn kết của vua tôi nhà Trần. Trần Quang Khải đã gạt đi hiềm khích với Trần Quốc Tuấn để cùng đồng tâm hiệp lực cứu nước. Hội nghị đánh dấu sự xuất hiện của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Trần Quang Khải biết rõ tài thao lược của Trần Quốc Tuấn hơn hẳn mình nên đã mạnh dạn đề xuất vua Trần Nhân Tông tin dùng làm Quốc công tiết chế thống lĩnh thiên hạ chư quân sự (tức là cấp cao nhất về quân sự). Trần Khánh Dư đang bị mất hết chức tước, làm thứ dân buôn than cũng ngay lập tức được phong Phó đô tướng quân…
Rồi trên bến Bình Than, một giai thoại về tinh thần đại đoàn kết đã hình thành. Trần Hưng Đạo sai người nấu nước lá thơm rồi tự tay tắm cho Trần Quang Khải. Vậy là những hiềm khích từ thời Trần Liễu (thân phụ Trần Quốc Tuấn) và Trần Thái Tông (lấy chị dâu, vợ Trần Liễu, tức hoàng hậu Thuận Thiên) đã được giải tỏa. Thượng hoàng Trần Thánh Tông sau này đã có đôi câu thơ khen tặng Trần Quang Khải như sau:
Nhất đại công danh thiên hạ hữuLưỡng triều trung hiếu thế gian vô
Nghĩa là: Công danh trọn một đời thiên hạ còn có người như ông; Tấm lòng trung hiếu với hai triều vua thì thế gian này không ai sánh được.
Vậy là: Với tầm nhìn chiến lược, với lực lượng tinh nhuệ, với tài thao lược và nhất là tài cầm quân của vua tôi nhà Trần, các chiến thắng của quân dân nhà Trần liên tiếp diễn ra. Mở đầu Trần Quốc Tuấn hạ vùng A Lỗ (nằm ở chỗ sông Hồng gặp sông Luộc). Tiếp đó Trần Quốc Toản và Nguyễn Khoái hạ đồn Tây Kết (gần bãi Mạn Trù thuộc Khoái Châu). Còn Trần Quang Khải dẫn Trần Quốc Toản và một số tướng khác đánh địch ở bến Chương Dương (Thường Tín – Hà Nội). Về trận này, Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Ngày 10 tháng 3 năm Ất Dậu (1285) có người từ chỗ giặc trốn về đến chỗ vua, tâu rằng Thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp với em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại giặc ở các nơi như kinh thành, Chương Dương. Quân giặc tan vỡ lớn”.
Chiến thắng Chương Dương có một ý nghĩa chiến lược quan trọng vì đã tiêu diệt một cứ điểm trọng yếu cuối cùng của giặc trên sông Cái (sông Hồng), tạo điều kiện cho việc giải phóng Thăng Long, giải phóng đất nước. Từ xúc cảm mãnh liệt, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết bài Tụng giá hoàn kinh sư (Theo xa giá về kinh đô):
Đoạt sáo Chương Dương độCầm Hồ Hàm Tử quanThái bình tu chí lựcVạn cổ thử giang san.
Dịch nghĩa: Bến Chương Dương cướp giáo. Cửa Hàm Tử bắt thù. Thái bình nên gắng sức. Non nước ấy muôn thu…
Sau khi cáo quan, Trần Quang Khải về thái ấp Độc Lập (làng Cao Đài, Mỹ Lộc, Nam Định) sống cùng Phụng Dương công chúa (con của Thái sư Trần Thủ Độ). Năm 1962, di tích khu vực thái ấp xưa được xếp hạng di tích Quốc gia. Tại di tích hiện còn tấm bia đá từ năm 1293. Tấm bia đặc biệt này mang nhiều thông tin lịch sử giá trị. Không chỉ là tiểu sử và hành trạng công chúa Phụng Dương mà còn là lời nguyện thề của vị quốc lão Trần Quang Khải với vợ khi đau yếu sắp mất: “Kiếp sau xin được làm chồng vợ như xưa”…
Đồng chí Đại tướng Phùng Quang Thanh, sinh ngày 2-2-1949; quê quán: Xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, TP Hà Nội; thường trú tại số 10, ngõ 9, đường Nguyễn Tri Phương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP Hà Nội; tham gia cách mạng tháng 7-1967; vào Đảng ngày 11-6-1968.
Từ tháng 7-1967 đến tháng 2-1968: Chiến sĩ, Tiểu đoàn 20, Sư đoàn 312.
Từ tháng 3-1968 đến tháng 10-1971: Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng, Trung đội phó, Trung đội trưởng, Phó đại đội trưởng, Đại đội trưởng Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.
Từ tháng 11-1971 đến tháng 7-1972: Học viên đào tạo cán bộ tiểu đoàn, Trường Sĩ quan Lục quân 1.
Từ tháng 8-1972 đến tháng 7-1974: Phó tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.
Từ tháng 8-1974 đến tháng 12-1976: Học viên đào tạo cán bộ trung đoàn tại Học viện Quân sự (nay là Học viện Lục quân).
Từ tháng 01-1977 đến tháng 11-1977: Tham mưu trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B, Quân đoàn 1.
Từ tháng 12-1977 đến tháng 4-1979: Học viên Trường Văn hóa Quân đoàn 1.
Từ tháng 5-1979 đến tháng 12-1982: Phó trung đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.
Từ tháng 01-1983 đến tháng 10-1983: Học viên đào tạo Trung đoàn trưởng bộ binh cơ giới tại Liên Xô.
Từ tháng 11-1983 đến tháng 4-1984: Phó sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.
Từ tháng 5-1984 đến tháng 2-1986: Học viên đào tạo tiếng Nga tại Đại học Ngoại ngữ quân sự (nay là Học viện Khoa học Quân sự).
Từ tháng 3-1986 đến tháng 8-1986: Học viên Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng).
Từ tháng 9-1986 đến tháng 7-1988: Phó sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng, phụ trách Sư đoàn trưởng, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.
Từ tháng 8-1988 đến tháng 2-1989: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.
Từ tháng 3-1989 đến tháng 7-1989: Học tiếng Nga tại Học viện Kỹ thuật quân sự.
Từ tháng 8-1989 đến tháng 8-1990: Học viên đào tạo chỉ huy tham mưu, Học viện Voroshilov, Bộ Tổng Tham mưu (Liên Xô).
Từ tháng 9-1990 đến tháng 1-1991: Học viên bổ túc Binh chủng hợp thành, Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng).
Từ tháng 2-1991 đến tháng 8-1991: Phụ trách Tham mưu trưởng Quân đoàn 1.
Từ tháng 9-1991 đến tháng 1-1994: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.
Từ tháng 2-1994 đến tháng 8-1997: Phó cục trưởng, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu.
Từ tháng 9-1997 đến tháng 1-1998: Học lý luận chính trị cao cấp, Học viện Chính trị quân sự.
Từ tháng 2-1998 đến tháng 5-2001: Tư lệnh Quân khu 1.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4-2001), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Từ tháng 6-2001 đến tháng 5-2006: Đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 4-2006), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị và được chỉ định là Phó bí thư Quân ủy Trung ương; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (tháng 6-2006).
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (tháng 1-2011), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu lại vào Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đến tháng 4-2016).
Tháng 10-2016: Đồng chí được Đảng, Nhà nước cho nghỉ theo chế độ.
Đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa X, XI. Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII.
Đồng chí được thăng quân hàm Thiếu tướng tháng 10-1994; Trung tướng tháng 11-1999; Thượng tướng tháng 6-2003; Đại tướng tháng 7-2007.
Do có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và quân đội, đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.