Đánh Giá Hàng Ngày Của Trẻ Mầm Non

Đánh Giá Hàng Ngày Của Trẻ Mầm Non

Trường mầm non quốc tế Kindergarten (KIK) thuộc Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld thành lập vào năm 1986 tại Singapore. Trường được thành lập tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh vào năm 2000 cung cấp chương trình giáo dục mầm non cho trẻ từ 18 tháng đến dưới 6 tuổi. Nhiều phụ huynh đánh giá trường mầm non quốc tế KinderGarten có chất lượng đào tạo tốt, cơ sở hiện đại và các chương trình học phù hợp với lứa tuổi mầm non.

Trường mầm non quốc tế Kindergarten (KIK) thuộc Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld thành lập vào năm 1986 tại Singapore. Trường được thành lập tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh vào năm 2000 cung cấp chương trình giáo dục mầm non cho trẻ từ 18 tháng đến dưới 6 tuổi. Nhiều phụ huynh đánh giá trường mầm non quốc tế KinderGarten có chất lượng đào tạo tốt, cơ sở hiện đại và các chương trình học phù hợp với lứa tuổi mầm non.

Đội ngũ giáo viên của mẫu giáo quốc tế KinderWorld

Đội ngũ giáo viên của Trường đều có bằng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế. Các thầy cô luôn nỗ lực hết mình cho thành tích cao nhất của học sinh, áp dụng những hiểu biết về thế giới đến với từng lớp học và áp dụng các phương pháp giảng dạy tốt nhất. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên của Trường cũng liên tục được đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn.

Nguồn: http://kik.edu.vn/vi/giao-vien/

Trường mầm non Kindergarten có tốt không?

Với mục tiêu tạo dựng nền tảng cho trẻ em từ giai đoạn đầu đời, Trường mầm non Kindergarten luôn hướng tới chất lượng đào tạo tốt nhất qua việc xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và thiết kế các chương trình học giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.

Chương trình học tại mầm non Kindergarten

Chương trình có các lớp học với sĩ số nhỏ được giảng dạy bởi một giáo viên nước ngoài và một giáo viên trợ giảng Việt Nam. Tỉ lệ học sinh trên giáo viên chuẩn nhằm tối ưu hóa môi trường học tập, giúp trẻ có điều kiện để học hỏi và phát triển trí tuệ

Nguồn: https://www.facebook.com/KinderWorld.KIK/photos/pcb.1790913554335025/1790908001002247/

Là chương trình được giảng dạy bởi các giáo viên Việt Nam có chuyên môn giảng dạy bằng tiếng Anh. Chương trình học với 8 lĩnh vực học tập cơ bản hướng tới mục tiêu để trẻ học thông qua việc sử dụng tất cả các giác quan cũng như được tự mình khám phá và trải nghiệm

Các kỹ năng phát triển bao gồm: Phát triển thể chất, nhận thức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử và tình cảm. Các môn học trong chương trình: Tiếng Anh và các kỹ năng Ngôn ngữ, Làm quen với Số học, Làm quen với CNTT, Tìm hiểu về Khoa học và Xã hội, Tiếng Việt và một số môn học khác như: Thể dục, âm nhạc

Để phát huy tốt nhất thế mạnh cũng như đáp ứng những nhu cầu và sở thích của học sinh trong độ tuổi khởi đầu hành trình học tập, Giáo trình tại Trường mẫu giáo quốc tế KinderWorld được thiết kế theo các đề tài và được truyền tải qua sự kết hợp cân bằng giữa các hoạt động vui chơi có chủ đích và phương pháp giảng dạy rõ ràng.

Chương trình và triết lý giáo dục của KinderWorld luôn được thay đổi và cập nhật theo thời gian dựa theo giáo trình “Ươm mầm và phát triển trẻ mầm non” của Singapore và Khung chương trình Giáo dục Mầm non của Australia. Đồng thời, chương trình của Trường được phát triển và điều chỉnh với sự cố vấn của lãnh đạo các trường với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục Mầm non.

Nguồn: https://www.facebook.com/KinderWorld.KIK/photos/pcb.3047878241971877/3047875498638818/

Địa chỉ Trường mầm non quốc tế Kindergarten

Hiện trường mầm non quốc tế Kindergarten có các địa chỉ ở: Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu và Cần Thơ

Quý phụ huynh muốn tham khảo các địa chỉ cho con theo học có thể truy cập trực tiếp tại website của trường theo địa chỉ: www.kik.edu.vn

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

Giúp trẻ tự tin trong giao tiếp

Hiện TPHCM có 1.218 cơ sở giáo dục mầm non với hơn 156.000 trẻ tham gia chương trình cho trẻ làm quen tiếng Anh. Đa số trường tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh 2 buổi/tuần (8 buổi/tháng), mỗi buổi dao động từ 25-40 phút tùy thuộc độ tuổi của trẻ.

Để thực hiện chương trình này, các trường đã phối hợp với 180 đơn vị, với số giáo viên khoảng 3.200 người, trong đó có 232 giáo viên bản ngữ (tỷ lệ 7,3%). Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TPHCM đánh giá việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giúp trẻ sớm làm quen với ngôn ngữ thứ 2 và tự tin hơn trong giao tiếp.

Trước đó, từ tháng 12/2020, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT về Chương trình làm quen tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo, nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và khả năng của trẻ đối với việc làm quen tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện. Đây là cơ sở cho việc phát triển các chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo, tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, bắt đầu hứng thú với ngoại ngữ, hướng tới hình thành và phát triển năng lực tiếng Anh và là nền tảng cho việc học tiếng Anh ở các bậc học sau này.

Thông tư cũng nêu rõ các hướng dẫn về công tác đánh giá kết quả giáo dục bao gồm mục đích, nội dung, phương pháp và các hình thức đánh giá phù hợp. Qua đó cho thấy sự cần thiết trong công tác đánh giá và sự cần thiết có một bộ công cụ khảo sát nhằm đánh giá, thu thập thông tin về khả năng nghe, nói, tiền đọc viết tiếng Anh của trẻ.

Theo bà Lê Thụy Mỵ Châu - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM - lần đầu tiên ngành giáo dục có hội thảo nói sâu, nói thẳng, nhìn rõ những gì còn hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện chương trình này. Bà cũng nhấn mạnh việc cần thiết của công tác đánh giá kết quả chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo như Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT. Bởi khi đã cho trẻ học tiếng Anh thì cần có sự đánh giá để làm cơ sở thực hiện theo chuẩn. Phó giám đốc Sở chỉ đạo các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý, nhân rộng mô hình hiệu quả và có phương pháp đánh giá để nâng cao hiệu quả chương trình.

Bộ công cụ thân thiện khảo sát tiếng Anh cho trẻ mầm non

Tại hội thảo, ông James Moran - Giám đốc học vụ Tập đoàn Giáo dục EMG Education - cho biết, vừa qua theo yêu cầu và hướng dẫn của Sở GD-ĐT TPHCM, đơn vị đã thực hiện thí điểm khảo sát đánh giá kết quả hoạt động làm quen tiếng Anh cho trẻ tại 3 trường: Mầm non Thành phố, Mầm non Nam Sài Gòn và Mầm non 19/5 Thành phố với 366 học sinh tham gia. Trong đó, có 178 trẻ đánh giá ở cấp độ Level 1 (lớp chồi năm học 2023-2024) và 188 trẻ đánh giá ở cấp độ Level 2 (lớp lá năm học 2023-2024).

Bộ công cụ đánh giá bám sát hướng dẫn của Thông tư 50/2020, đồng thời dựa trên bộ chuẩn đánh giá của quốc tế là thang đo GSE (Global Scale of English) cấp độ tiền tiểu học (GSE Pre-Primary Framework). Thang đo chuẩn tiếng Anh toàn cầu GSE là bộ thước đo quy chuẩn các mục tiêu học tập (learning objectives) cho từng độ tuổi và trình độ do Tổ chức giáo dục quốc tế Pearson xây dựng.

Cụ thể, bộ công cụ đánh giá nhằm hỗ trợ thu thập thông tin về năng lực tiếng Anh ở các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc viết của trẻ. Kết quả là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng, điều chỉnh và định hướng phương pháp, kế hoạch hoạt động trong các cơ sở mầm non đang triển khai cho trẻ làm quen với tiếng Anh theo điều kiện sẵn có và phù hợp với nhu cầu của phụ huynh.

Qua quá trình khảo sát, đối với Level 1, mỗi trẻ có mức phát triển và tốc độ phát triển khác nhau nên có sự chênh lệch cả về trình độ tiếng Anh và mức độ phát triển nói chung. Đối với Level 2, trẻ ở độ tuổi này thoải mái hơn khi tiếp xúc với giám khảo và thể hiện sự tự tin, dạn dĩ hơn khi làm quen với hoạt động đánh giá. Phần lớn trẻ ở cấp độ này có thể tham gia và phản hồi tốt với các hoạt động đánh giá, chỉ có một số ít trẻ còn ngập ngừng và chưa thực sự tự tin.

Theo ông James Moran, việc thực hiện khảo sát thí điểm tại 3 trường mầm non nói trên là bước đệm để các cơ sở giáo dục mầm non có thể cân nhắc triển khai rộng rãi bộ công cụ đánh giá theo nhu cầu của phụ huynh, nhà trường. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả tích cực cho việc quản lý và phát triển chương trình mà còn hỗ trợ định hướng sớm cho trẻ với những kỹ năng chưa đạt ở lứa tuổi, phù hợp với những quy định của Bộ GD-ĐT.