Dịch Vụ Gia Công Là Gì

Dịch Vụ Gia Công Là Gì

BP - Gắn chặt với xây dựng chính quyền điện tử là việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Bên cạnh dịch vụ công trực tuyến, hiện nay nhà nước cũng triển khai nhiều dịch vụ công khác nhưng không phải trực tuyến, như công chứng, thừa phát lại... Vậy dịch vụ công là gì và có những đặc trưng nào? Nhà nước thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công ra sao?

BP - Gắn chặt với xây dựng chính quyền điện tử là việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Bên cạnh dịch vụ công trực tuyến, hiện nay nhà nước cũng triển khai nhiều dịch vụ công khác nhưng không phải trực tuyến, như công chứng, thừa phát lại... Vậy dịch vụ công là gì và có những đặc trưng nào? Nhà nước thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công ra sao?

Gợi ý một số gói 3G/4G MobiFone nên đăng ký

Ngoài ra, bạn có thể chọn đăng ký 3G MobiFone để truy cập mạng tốc độ cao với các gói dưới đây:

Các gói cước 4G MobiFone giá rẻ nhất

Chúc các bạn thực hiện đăng ký dịch vụ giá trị gia tăng của MobiFone thành công và có những giây phút trải nghiệm thật trọn vẹn mỗi ngày cùng “Dế yêu” nhé!

Từ góc độ chủ thể quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu hành chính cho rằng dịch vụ công là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và đảm bảo cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội. Cách hiểu này nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của nhà nước đối với những hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng cho rằng đặc trưng chủ yếu của dịch vụ công là hoạt động đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội và cộng đồng, còn việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm.

Khái niệm và phạm vi dịch vụ công sẽ biến đổi tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia. Chẳng hạn, ở Canada, có tới 34 loại hoạt động được coi là dịch vụ công, từ quốc phòng, an ninh, pháp chế, đến các chính sách kinh tế – xã hội (tạo việc làm, quy hoạch, bảo vệ môi trường, và các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa, bảo hiểm xã hội,…). Trong đó, Pháp và Italia đều quan niệm dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân do các cơ quan nhà nước đảm nhiệm hoặc do các tổ chức cá nhân thực hiện theo những tiêu chuẩn, quy định của nhà nước. Ở Pháp, khái niệm dịch vụ công được hiểu rộng, bao gồm các hoạt động phục vụ nhu cầu về tinh thần và sức khỏe của người dân (như giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao… thường được gọi là hoạt động sự nghiệp), các hoạt động phục vụ đời sống dân cư mang tính công nghiệp (điện, nước, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường… thường được coi là hoạt động công ích), hay các dịch vụ hành chính công bao gồm các hoạt động của cơ quan hành chính về cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch… mà cả hoạt động thuế vụ, trật tự, an ninh, quốc phòng…; còn ở Italia dịch vụ công được giới hạn chủ yếu ở hoạt động sự nghiệp (y tế, giáo dục) và hoạt động kinh tế công ích (điện, nước sạch, vệ sinh môi trường) và các hoạt động cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch do cơ quan hành chính thực hiện.

Ở Việt Nam, tập trung nhiều hơn vào chức năng phục vụ xã hội của nhà nước, mà không bao gồm các chức năng công quyền, như lập pháp, hành pháp, tư pháp, ngoại giao,… qua đó nhấn mạnh vai trò chủ thể của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng. Điều quan trọng là chúng ta phải sớm tách hoạt động dịch vụ công (lâu nay gọi là hoạt động sự nghiệp) ra khỏi hoạt động hành chính công quyền như chủ trương của Chính phủ đã đề ra nhằm xóa bỏ cơ chế bao cấp, giảm tải cho bộ máy nhà nước, khai thác mọi nguồn lực tiềm tàng trong xã hội, và nâng cao chất lượng của dịch vụ công phục vụ người dân. Điều 22 của Luật Tổ chức chính phủ (2001) quy định: “Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực,…”. Điều này không có nghĩa là nhà nước độc quyền cung cấp các dịch vụ công mà trái lại nhà nước hoàn toàn có thể xã hội hóa một số dịch vụ, qua đó trao một phần việc cung ứng một phần của một số dịch vụ, như ý tế, giáo dục, cấp thoát nước,… cho khu vực phi nhà nước thực hiện.

Có thể thấy rằng khái niệm và phạm vi các dịch vụ công cho dù được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, chúng đều có tính chất chung là nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu của xã hội. Ngay cả khi nhà nước chuyển giao một phần việc cung ứng dịch vụ công cho khu vực tư nhân thì nhà nước vẫn có vai trò điều tiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các bất cập của thị trường.

Từ những tính chất trên đây, “dịch vụ công” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, dịch vụ công là những hàng hoá, dịch vụ mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Theo đó, dịch vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Chính phủ, bao gồm từ các hoạt động ban hành chính sách, pháp luật, toà án… cho đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công công.

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ công được hiểu là những hàng hoá, dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của các tổ chức và công dân mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng.

Tại nghị định 32/2019/ND-CP cũng có đề cập tới khái niệm này cụ thể như sau:

“Là dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện”.

Dịch vụ công tiếng Anh là: Public service.

Cho đến nay, mặc dù còn không ít cách hiểu khác nhau, do nhiều cách tiếp cận và tầm nhìn khác nhau, nhưng đã có nhiều quan điểm khá thống nhất về“ dịch vụ công” phù hợp với thực tiễn của Việt Nam với ba nội dung cơ bản sau đây:

– Thứ nhất, dịch vụ công là những hoạt động thuộc trách nhiệm của Nhà nước, do Nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc uỷ quyền cho các chủ thể không phải là Nhà nước thực hiện;

– Thứ hai, dịch vụ công là hoạt động được phân biệt với các hoạt động quản lý nhà nước, cũng như với các hoạt động thực thi công quyền nói chung.

– Thứ ba, dịch vụ công có sứ mệnh trước hết và quan trọng nhất là cung cấp những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, tối thiểu của xã hội, xuất phát từ mục tiêu nhằm xây dựng một xã hội công bằng, ổn định và phát triển hài hoà.Đạt được sự thống nhất về nội dung trên đây về dịch vụ vấn đề dịch vụ công ở Việt Nam, phân biệt dịch vụ công với hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan công quyền, một vấn đề tưởng chừng như đã rõ ràng, nhưng thực tế lại không như vậy.

Thực vậy, trong quá trình tiến hành cải cách thủ tục hành chính với việc cho áp dụng thí điểm các mô hình như “một cửa một dấu”; “một đầu mối”…, ở một số địa phương đã xuất hiện một khái niệm mới là “dịch vụ hành chính”. Khái niệm này đã làm cho một số người không phân biệt được giữa hoạt động quản lý nhà nước với các hoạt động do các tổ chức của Nhà nước thực hiện không có tính chất công quyền nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu của xã hội. Người ta coi dịch vụ hành chính là một loại dịch vụ công. Và để cho rõ thêm, có nơi gọi là dịch vụ hành chính công bao gồm các hoạt động cung cấp các dịch vụ hành chính, như: cấp các loại giấy phép liên quan đến việc làm ăn, sinh sống của dân và cả các hoạt động có tính chất dịch vụ công cộng. Sự ngộ nhận ở đây xuất phát từ chỗ không hiểu được bản chất của thủ tục hành chính chính là hình thức biểu hiện cụ thể của việc thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước trên lĩnh vực nhất định. Đó thực sự là một hành vi có tính chất công quyền, không thể định giá, không thể mặc cả, và không thể nhân danh cải cách đơn giản hoá thủ tục để định mức lệ phí cao hơn.

Thuật ngữ “dịch vụ công” lần đầu tiên được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá VIII) (năm 1999) chính thức ghi nhận và đến Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001), thuật ngữ này lại được cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định lại; tiếp sau đó Quốc hội khoá XI đã thống nhất sử dụng thuật ngữ này trong việc quyết định các vấn đề về tổ chức và hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước khi thông qua Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001. Lần đầu tiên Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 quy định: Chính phủ có nhiệm vụ cơ bản “Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công” và bộ, cơ quan ngang bộ có chức năng “quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực”. Việc ghi nhận vấn đề này thể hiện một quyết tâm thống nhất nhận thức chung về một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ranh giới của khái niệm này đối với không ít người còn chưa rõ ràng, và điều đáng lo ngại là quan niệm không thống nhất, thậm chí không đúng ở những người làm công tác thực tiễn. Trước thực tế trên, Chính phủ cần phải có thái độ rõ ràng của mình về dịch vụ công để định hướng đúng về mặt nhận thức cho một vấn đề không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà cả về thực tiễn.