Kỹ Thuật Xây Dựng Làm Nghề Gì

Kỹ Thuật Xây Dựng Làm Nghề Gì

Nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng được chú trọng, dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Kỹ thuật xây dựng cũng ngày càng lớn. Theo đó, các thí sinh khi tìm hiểu về ngành học này đều có chung những thắc mắc về định hướng nghề, điều kiện để theo học... “Ngành Kỹ thuật xây dựng là gì? Ra trường làm gì?” là thắc mắc tiêu biểu nhất, được nhiều bạn trẻ tìm kiếm trong mùa tuyển sinh năm nay. Mời bạn đọc thêm bài viết bên dưới của HUTECH để hiểu rõ hơn nhé!

Nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng được chú trọng, dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Kỹ thuật xây dựng cũng ngày càng lớn. Theo đó, các thí sinh khi tìm hiểu về ngành học này đều có chung những thắc mắc về định hướng nghề, điều kiện để theo học... “Ngành Kỹ thuật xây dựng là gì? Ra trường làm gì?” là thắc mắc tiêu biểu nhất, được nhiều bạn trẻ tìm kiếm trong mùa tuyển sinh năm nay. Mời bạn đọc thêm bài viết bên dưới của HUTECH để hiểu rõ hơn nhé!

Ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì Kỹ thuật xây dựng là ngành học chuyên về lĩnh vực chuyên về tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại,…  Theo học ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng), sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế chuyên sâu và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng; các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng,...

Ngành Kỹ thuật xây dựng được đào tạo ở nhiều trường đại học uy tín trên cả nước

Tại những trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng có uy tín như trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Đại học Giao thông vận tải TP.HCM,... sinh viên còn được chú trọng rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,...

Học ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) ra trường làm gì?

Để tiếp tục giải đáp cho thắc mắc Học ngành Kỹ thuật xây dựng là gì, ra trường làm gì? Ta cần cái nhìn tổng quát về thị trường lao động Việt Nam trong nhóm ngành Xây dựng như sau: Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, kiến trúc - xây dựng hiện là ngành thu hút nhiều nhân lực, chiếm 4% (khoảng 11.000 người/năm) tổng nhu cầu nhân lực mỗi năm của riêng TP.HCM. Đến cuối năm 2025, khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm,... Do đó, cơ hội việc làm đối với ngành Kỹ thuật xây dựng không bao giờ thiếu. Hiện nay, công việc của một kỹ sư công trình xây dựng có thể chia thành ba nhóm sau: ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng. Cụ thể, ngoài công trường là những công việc liên quan đến triển khai, thi công sản phẩm xây dựng bao gồm: kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như: Sở Xây dựng, Phòng công thương quận, huyện, Ban quản lý dự án xây dựng,... Trong công xưởng là những vị trí như: kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng. Đối với công việc trong văn phòng, sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng có thể làm Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.

Sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng HUTECH trong giờ học thực hành cùng giảng viên

Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không bị bỡ ngỡ, tại những trường đại học đào tạo uy tín, chẳng hạn như Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), sinh viên còn được chú trọng đào tạo Tiếng Anh và tác phong công nghiệp (tính kỷ luật và trách nhiệm) bên cạnh các kỹ năng mềm cần thiết nhằm giúp sinh viên có thể tìm và đọc hiểu những tài liệu chuyên ngành cần thiết, cập nhật các kiến thức mới nhất,…   Như vậy, với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng)​ là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) đúng không, ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) xét tuyển những tổ hợp môn nào,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) và trở thành một kỹ sư xây dựng thành công trong tương lai.

TT. Marketing & Phát triển thương hiệu

Cập nhật lần cuối vào 24/02/2022

Bạn đang thắc mắc ngành kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì, và cơ hội việc làm như thế nào. Bạn đang muốn tìm hiểu về ngành kỹ thuật xây dựng và muốn tìm một ngành học phù hợp. Hãy tìm tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Ngành kỹ thuật xây dựng không phải là ngành hot nhưng luôn là ngành thời thượng đối với Việt Nam. Là một trong những đất nước đang phát triển, cần xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng. Vì vậy luôn cần nguồn lớn nhân lực làm trong mảng kỹ thuật xây dựng.

Ngành kỹ thuật xây dựng là ngành học đào tạo ra các kỹ sư xây dựng có khả năng tư vấn, thực thi, giám sát, thiết kế và nghiệm thu công trình. Trong đó bao gồm các công trình của nhà nước như đường cầu, các cơ sở vật chất công cộng. Ngoài ra kỹ sư xây dựng còn làm các công trình cho doanh nghiệp cá nhân.

Khi học ngành kỹ thuật xây dựng bạn sẽ được học các kiến thức cơ bản về khoa học tự viên và khoa học xã hội. Một số môn như: chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Toán học đại cương… Tiếp đến là các môn chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng. Bạn sẽ được học các môn về thiết kế, tính toán, phân tích, tổ chức thi công và tư vấn giám sát công trình. Sinh viên được thực tập tại các công ty xây dựng, có kiến thức thực tế.

Học ngành kỹ thuật xây dựng ở Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng có 25 năm nỗ lực phát triển chất lượng đào tạo và mở rộng môi trường quốc tế. Tạo điều kiện cho sinh viên HIU được học tập trong môi trường đa văn hóa hội nhập. Đối với ngành kỹ thuật xây dựng nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên được ứng dụng thực hành, thực tập từ sớm. Luôn cố gắng để các em có điều kiện học tập tốt nhất.

–          Sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng ở HIU có kiến thức chuyên môn vững vàng. Được thực tập tham gia vào thiết kế xây dựng công trình. Các em được trau dồi  kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế từ sớm. Với mục đích ứng dụng kiến thức vào thực tiễn và từ thực tiễn để nghiên cứu học tập.

–          Đội ngũ giảng viên giỏi là những giáo sư tiến sĩ có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Nhà trường còn mời đến những kỹ sư xây dựng nổi tiếng trong và ngoài nước cho các em có cơ hội giao lưu và học hỏi.

–          Với chương trình đào tạo chú trọng tiếng anh, giúp các em có khả năng ngoại ngữ cao. Có khả năng hòa nhập và làm việc trong môi trường quốc tế.

–          Cơ sở vật chất học tập hiện đại, giúp các em tiếp cận được những phần mềm thiết kế công nghệ cao phục vụ cho kỹ thuật xây dựng.

Tìm hiểu thêm về ngành kỹ thuật xây dựng của Đại học Quốc tế Hồng Bàng tại đây.

Biết thêm các thông tin về các suất học học hấp dẫn của HIU năm 2022 tại đây.

Ngành Kỹ thuật xây dựng là gì? Ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?... Cùng trường Đại học Đại Nam tìm hiểu về ngành học “thời thượng” này nhé!

Ngành Kỹ thuật xây dựng là ngành chuyên đào tạo về lĩnh vực tư vấn thiết kế, tổ chức thi công, quản lý dự án, giám sát công tác thi công và nghiện thu các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp như: nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại...

Hiểu ngành Kỹ thuật xây dựng là gì? Ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu? giúp các sĩ tử có lựa chọn đúng đắn về ngành học yêu thích.

Sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng trường Đại học Đại Nam được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, cơ học ứng dụng, các phần mềm thiết kế chuyên sâu và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. Đồng thời, sinh viên được rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian…

Ngành Kỹ thuật xây dựng có nhu cầu nhân lực cao

Theo Báo cáo đánh giá về thực trạng chất lượng nhân lực ngành Xây dựng của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, thời gian tới, nhu cầu xây dựng của Việt Nam ngày càng tăng cao dẫn đến số lượng lao động của ngành Xây dựng sẽ còn tăng trưởng hơn nữa.

Dự báo nhu cầu nhân lực của ngành này sẽ tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động mỗi năm. Số lượng lao động làm việc trong ngành Xây dựng dự tính vào năm 2030 có thể đạt tới con số khoảng 12-13 triệu người.

Có thể thấy, theo đuổi ngành Kỹ thuật Xây dựng để phát triển tương lai là một lựa chọn hấp dẫn và tiềm năng cho các bạn trẻ.

Kỹ thuật xây dựng là một trong những ngành học có nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập cao.

Ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng có khả năng đảm nhận công việc với các vị trí như:

- Nhân viên kinh doanh lĩnh vực xây dựng

- Thiết kế, thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình

- Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục xây dựng

Kỹ sư ngành Kỹ thuật xây dựng có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, giám sát trực tiếp tạo công trình, kỹ sư quản lý xây dựng; công tác tại các trường đại học, cao đẳng...

Sinh viên mới ra trường có mức thu nhập từ 10 – 12 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và vị trí công việc đảm nhận.

Lợi thế khi học ngành Kỹ thuật xây dựng trường Đại học Đại Nam

- Thời gian đào tạo ngắn: 04 năm (12 kỳ).

- Chương trình đào tạo hướng ứng dụng đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Sinh viên được thực hành ngay tại xưởng thực hành của Khoa, được thực hành tại các doanh nghiệp là đối tác của trường như TSQ, ACC,…

Công ty TSQ Việt Nam cam kết đồng hành và sẵn sàng “đỡ đầu” sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng trường Đại học Đại Nam sau khi ra trường.

- Được đào tạo bởi đội ngũ giảng viên nhiệt huyết, giỏi chuyên môn, là chuyên gia trong lĩnh vực Xây dựng.

- 100% sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng được kết nối và giới thiệu việc làm ngay sau khi tốt nghiệp với mức thu nhập cao.

Doanh nghiệp đến tận trường phỏng vấn, tuyển dụng sinh viên trường Đại học Đại Nam thông qua chương trình “Ngày hội việc làm DNU”.

- Học tập trong môi trường động, hiện đại, minh bạch “học thật – thi thật”, cam kết không tăng học phí trong suốt quá trình đào tạo. Học phí ngành Kỹ thuật xây dựng hiện là 11 triệu đồng/kỳ.

Sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng được học tập trong môi trường năng động, hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, Xanh – Sạch – Đẹp.

Giảng đường dốc được trang bị đầy đủ trang thiết bị học tập.

Phòng thực hành với dàn máy tính cấu hình cao.

- Đa dạng các hoạt động kết nối, gắn kết để sinh viên phát huy hết năng lực, sở trường; phát triển toàn diện Đức – Trí – Thể - Mỹ; nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng; rèn giũa thái độ và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.

Tăng “level” kỹ năng cùng chương trình Đào tạo và Phát triển Kỹ năng mềm chỉ có tại trường Đại học Đại Nam.

Học tâp, rèn luyện kỷ luật và thái độ tích cực thông qua chương trình giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Sinh viên được tự chọn các môn thể thao yêu thích để học tập, rèn luyện, tạo thói quen tập luyện và khỏe đẹp suốt đời như: Võ tự vệ, Yoga, Dancing, Dance, Bóng đá…

03 phương thức xét tuyển ngành Kỹ thuật xây dựng trường Đại học Đại Nam

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 50 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Kỹ thuật xây dựng (mã ngành: 7580201) theo 3 phương thức xét tuyển.

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

04 tổ hợp xét tuyển ngành Kỹ thuật xây dựng

Học Ngành Kỹ Thuật Xây Dựng Ra Trường Làm Gì?

Trước xu thế đô thị hóa ngày càng phát triển, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình cầu đường phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng được chú trọng, thì nhu cầu nguồn nhân lực cảu ngành Xây dựng cũng ngày càng lớn. Câu hỏi Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì? cũng được nhiều phụ huynh, học sinh và sinh viên quan tâm.

Để giải đáp câu hỏi này, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin, là cơ ở để bạn chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, hướng đến một tương lai thành công

1. Ngành Xây dựng đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực

Hiện toàn ngành có hơn 204 nghìn công nhân lao động , trong khi đó lại có tới gần 91 nghìn người là cán bộ, viên chức trong các doanh nghiệp. Như vậy số lượng công nhân chỉ gấp hơn 2 lần số lượng cán bộ, viên chức.

Năng lực, tính chuyên nghiệp của đội ngũ Công nhân lao động cũng là một hạn chế:

+ Số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ chiếm tỷ lệ 11,8%

+ Số thợ bậc cao (bậc 6,7) chỉ chiếm khoảng 7% nhân lực ngành.

Theo số liệu của Bộ xây dựng, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học nghề) là 1:1, 3:3; trong khi đó, với các nước trên thế giới, tỷ lệ này là 1:4:10.

Với tỷ lệ này, ngành xây dựng đang tồn tại tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Vì thế, tại nhiều công trình lớn đang tồn tại cảnh lao động là người chưa qua đào tạo, lao động nông nhàn làm việc thay cho công nhân kỹ thuật.

Ngành Xây dựng là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có nhiệm vụ đi trước mở đường trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, hướng tới mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Để hoàn thành trọng trách đó, ngành cần được quan tâm phát triển về mọi mặt, đặc biệt là yêu tố nguồn nhân lực. Vì vậy, cần sớm đưa ra những giải pháp, các chính sách về đãi ngộ, thu hút nhân lực cũng như rà soát lại chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, nâng cao trình độ giáo viên.

2. Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?

Khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm, … Do đó cơ hội việc làm đối với ngành Kỹ thuật công trình xây dựng là rất nhiều.

Hiện nay, công việc của người kỹ sư xây dựng có thể chia thành ba nhóm sau:

Công việc ngoài công trường là những công việc liên quan đến triển khai, thi công sản phẩm xây dựng bao gồm: kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các Doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như: Sở xây dựng, Phòng công thương quận, huyện, Ban quản lý dự án xây dựng, …

Công việc trong công xưởng là những vị trí như kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng

Công việc trong văn phòng, sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng có thể làm Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.

Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể bắt tay vào công việc theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không bị bỡ ngỡ, tại Khoa Xây dựng – Trường Đại học Vinh, sinh viên được chú trong đào tạo Tiếng Anh, kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành thí nghiệm, tác phong công nghiệp (tính kỷ luật và trách nhiệm) bên cạnh các kỹ năng cần thiết giúp sinh viên có thể tìm và đọc hiểu những tài liệu chuyên ngành cần thiết cũng như cập nhật các kiến thức mới nhất.

Với những điều nêu trên, có lẽ “Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?” không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật xây dựng, các tổ hợp môn xét tuyển đối với ngành Kỹ thuật xây dựng, những tố chất cần thiết, những kỹ năng cần trang bị, … là những câu hỏi tiếp tục phải trả lời nếu bạn thực sự mong muốn theo đuổi ước mơ trở thành một người kỹ sư xây dựng thành công trong tương lai

Nghề kỹ sư xây dựng là người quản lý các dự án xây dựng, đảm bảo lịch trình làm việc và xây dựng theo đúng kế hoạch. Kỹ sư xây dựng chịu trách nhiệm về thiết kế và an toàn của những cấu trúc tạm thời sử dụng trong xây dựng như giàn giáo. Dưới bàn tay tài hoa và khối óc tinh tế của những kỹ sư xây dựng, những công trình với sự kết hợp hài hòa của những phép tính toán chính xác và vẻ đẹp thẩm mĩ ra đời.

Nếu kiến trúc sư là người tạo ra bản vẽ thì kỹ sư xây dưng là người hiện thực hóa các bản vẽ đó.Bạn đã bao giờ tự hỏi quá trình biến những bãi đất trống, đồi trọc, những vùng đất hoang sơ trước đây thành những tòa nhà hiện đại, những khu đô thị sầm uất như ngày nay diễn ra như thế nào? Đó là một quá trình lao động cực khổ của các công nhân xây dựng nhưng cũng không thể thiếu bàn tay khéo léo và khối óc tinh tế của kỹ sư xây dựng – người biến những ý tưởng trên giấy vẽ thành hiện thực!

Kỹ sư xây dựng – một công việc quan trọng ngày nay

Công việc của một người làm nghề kỹ sư xây dựng chủ yếu bao gồm:

–    Phân tích báo cáo điều tra, bản đồ và những dữ liệu khác để lên kế hoạch dự án.

–    Xem xét giá trị xây dựng, quy định chính phủ và các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường và những yếu tố khác trong giai đoạn lập kế hoạch và phân tích rủi ro.

–    Thực hiện và theo dõi kiểm tra đất để xác định sự phù hợp và độ vững chắc của nền móng.

–    Kiểm tra các chất liệu xây dựng như bê tông, nhựa đường hoặc sắt thép sử dụng trong những dự án cụ thể.

–    Thực hiện và giám sát, khảo sát hoạt động để thiết lập các điểm tham chiếu, điểm số và độ cao để hướng dẫn xây dựng.

–    Trình bày những phát hiện tới công chúng về các chủ đề như các đề xuất đặt thầu, báo cáo tác động của môi trường, mô tả tài sản…

–    Quản lý những công việc như sửa chữa, bảo trì và thay thế các cơ sở hạ tầng.

Niềm vui của những kỹ sư xây dựng chính là những công trình hoàn thiện

Kỹ sư xây dựng bao gồm kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, kỹ sư xây dựng công trình quân sự, kỹ sư cầu đường, kỹ sư xây dựng sân bay, kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi (kỹ sư cảng – đường thủy, kỹ sư công trình thủy lợi – thủy điện), kỹ sư xây dựng công trình biển (kỹ sư công trình biển & dầu khí), kỹ sư xây dựng đô thị, kỹ sư tin học xây dựng, kỹ sư cơ khí xây dựng (máy xây dựng, kỹ sư vật liệu xây dựng,…)

Ngoài ra, người làm nghề kỹ sư xây dựng là người phải tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng tại các Trường Đại học Xây dựng hay các trường đại học có chuyên ngành xây dựng. Thời gian học ít nhất là 4 hoặc 5 năm. Ở nhiều quốc gia, sau khi tốt nghiệp thì kỹ sư xây dựng cần phải có thời gian thực tập và phải có chứng chỉ hành nghề mới được thực hiện một số công việc xây dựng nhất định thuộc lĩnh vực xây dựng.