Sinh ngày 13/3/1991 tại TPHCM, Lê Quang Liêm được anh trai Lê Quang Long đưa vào thế giới cờ vua lúc mới 7 tuổi. Lê Quang Liêm nhanh chóng thành danh và trở thành kỳ thủ hiếm hoi của cờ vua Việt Nam giành được ngôi Vô địch thế giới vào năm 2013 ở nội dung cờ chớp. Trong bộ sưu tập danh hiệu, Lê Quang Liêm vô địch ở hầu như mọi cấp độ, từ trong nước ra Đông Nam Á, châu Á và thế giới.
Sinh ngày 13/3/1991 tại TPHCM, Lê Quang Liêm được anh trai Lê Quang Long đưa vào thế giới cờ vua lúc mới 7 tuổi. Lê Quang Liêm nhanh chóng thành danh và trở thành kỳ thủ hiếm hoi của cờ vua Việt Nam giành được ngôi Vô địch thế giới vào năm 2013 ở nội dung cờ chớp. Trong bộ sưu tập danh hiệu, Lê Quang Liêm vô địch ở hầu như mọi cấp độ, từ trong nước ra Đông Nam Á, châu Á và thế giới.
Thầy Thích Pháp Hòa là một trong những Thầy Chùa trẻ được rất nhiều Phật tử trong nước và kiều bào ở nước ngoài mến mộ. Tuy không phải ai cũng có đủ cơ duyên để được gặp hoặc được nghe Thầy giảng Pháp trực tiếp, nhưng thông qua mạng internet, những bài giảng của Thầy, chắc hẳn ai cũng cảm thấy rất ấn tượng, bởi diện mạo, phong thái điềm đạm, từ tốn, chất giọng truyền cảm nhẹ nhàng của thầy.
Nhờ tu, học Phật từ khi còn nhỏ cùng với tấm lòng tôn kính thiết tha phụng sự Tam Bảo, Thầy Thích Pháp Hòa đã miệt mài học tập và thường xuyên thuyết giảng, đem Phật Pháp đến gần hơn với hàng vạn Phật tử gần xa. Chủ đề Thầy thuyết giảng rất tinh túy, đề cập tới nhiều khía cạnh trong đời sống thường nhật. Trong các bài thuyết giảng, dù mở đầu bằng chủ đề gì thì Thầy cũng vẫn rất sáng tạo, khéo léo sắp đặt ngôn từ và tinh thần Phật Pháp trong chủ đề đó một cách rất sâu sắc, nhưng Phật tử vẫn cực kỳ dễ hiểu và dễ tiếp cận. Chính nhờ những bài thuyết giảng nổi tiếng như, “Sống đơn giản khó hay dễ”, “An trú trong hiện tại”, “Khó dễ trong đời”, “Buông” và rất nhiều buổi vấn đáp như “ Số và nghiệp”, “Hiểu sâu thương lớn”, mà Thầy Thích Pháp Hòa đã giúp cho đa số Phật tử, tháo gỡ được những điều còn đang bối rối trong cuộc sống nhân sinh, thêm điểm tựa vững tin vào những điều thiện lành trong cuộc sống, tự tu sửa mình, biết cách đối diện với những điều đang còn bế tắc để sống an nhiên, được nhiều lợi lạc.
Tu Viện Trúc Lâm là cơ sở đầu tiên của Viện Phật Học Canada, tọa lạc tại thành phố Edmonton Canada từ tháng 6 năm 1989.
Khi mới được xây dựng, Tu viện Trúc Lâm tọa lạc ở địa chỉ số 10604, 108 Street, là một tòa công trình với 3 tầng và 9 phòng. Tại đây đã diễn ra rất nhiều hoạt động sinh hoạt Phật Sự, như tu học, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và giáo dục Phật Học.
Tới năm 1992, cơ sở này đã được bán lại để chuyển đến một địa chỉ khác là một nhà thờ cũ rộng rãi hơn tại số 10155, 89 Street, thành phố Edmonton Canada.
Năm 1996, Viện Phật Học đã quyết định xây mới Tu Viện tại một khu đất rộng hơn ở khu trung tâm thành phố Edmonton. Đó chính là Tu Viện hiện tại, nơi mà Thầy Thích Pháp Hòa hiện đang làm trụ trì, tọa lạc tại số 113288-97 Street thành phố Edmonton. Từ khi được xây dựng Tu Viện Trúc Lâm cho tới nay, nơi đây đã trở thành một địa chỉ Tôn Giáo Tín Ngưỡng quen thuộc và gần gũi với rất nhiều kiều bào Việt Nam xa xứ.
BTV Quang Minh (sinh năm 1976) từng là sinh viên Học viện Ngoại giao. Anh đã ghi dấu trong lòng khán giả truyền hình nhờ sở hữu gương mặt điển trai cùng giọng nói trầm ấm, phong thái đĩnh đạc, chừng mực. Điều này đã tạo nên "thương hiệu" riêng của nhà báo Quang Minh và giúp anh được nhiều khán giả cả nước yêu quý, gọi anh là "người đàn ông Thời sự".
Nhà báo Quang Minh sở hữu gương mặt điển trai cùng giọng nói trầm ấm ghi dấu trong lòng khán giả. (Ảnh: Báo điện tử VTV)
Từ năm 2016, nhà báo Quang Minh đã thôi xuất hiện trên bản tin Thời sự 19h. Dù bận rộn với công tác quản lý trên cương vị Phó Trưởng ban Thời sự, anh vẫn tiếp tục gặp gỡ khán giả qua chương trình Vấn đề hôm nay, Đối thoại chính sách phát sóng trên kênh VTV1.
Sau đó, nhà báo Quang Minh chính thức rời Ban Thời sự và đảm nhận chức Giám đốc Trung tâm Tin tức VTV24 kể từ ngày 18/4/2017.
Hình ảnh nhà báo Quang Minh hồi mới vào nghề. (Ảnh: TL)
Mới đây, nhà báo Lê Quang Minh (Giám đốc Trung tâm sản xuất nội dung số Đài Truyền hình Việt Nam) được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Quyết định bổ nhiệm có hiệu lực từ ngày 5/11. Chia sẻ tại buổi lễ khi đảm nhận vai trò mới, nhà báo Quang Minh cho biết đây là vinh dự, trọng trách lớn đối với anh sau 23 năm phát triển và trưởng thành tại Đài Truyền hình Việt Nam.
Nhà báo Quang Minh nhận định, trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay, Truyền hình Quốc hội đứng trước cơ hội phát triển lớn, đồng thời cũng đối mặt thách thức. Anh nhấn mạnh sẽ nỗ lực hết mình, vận dụng tối đa kinh nghiệm truyền hình để đưa Truyền hình Quốc hội phát triển lên tầm cao mới.
Nhà báo Lê Quang Minh được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Ảnh VPQH
Ngoài sự nghiệp ngày càng thăng tiến, nhà báo Quang Minh có cuộc sống đời tư khá kín tiếng. Trước khi làm Tổng giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam, anh kết hôn cùng nữ nhà văn Linh Lê (tên thật Nguyễn Huyền Linh) vào tháng 9/2017. Đám cưới của nhà báo Quang Minh và nhà văn Linh Lê diễn ra tại một khách sạn lớn ở Hà Nội. Vì không muốn gây chú ý nên lễ cưới của cặp đôi chỉ có người thân, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp thân thiết.
Bà xã của nhà báo điển trai Quang Minh là con gái cố nhà văn Đà Linh (Nguyễn Đức Hùng) - người được bạn bè quý trọng, coi là "người làm sách tử tế" trong giới văn chương.
Nhà báo Quang Minh có cuộc sống hôn nhân kín tiếng. (Ảnh: TL)
Bà xã của nhà báo Quang Minh từng ra mắt nhiều tác phẩm được khán giả và giới chuyên môn đánh giá cao như: Không khóc ở Kuala Lumpur, Mùa mưa ở Singapore, Người tình Sài Gòn...
Trên trang cá nhân, vợ chồng nhà báo Quang Minh đều ít cập nhật hình ảnh mới. Đến cuối năm 2019, bà xã của nhà báo Quang Minh lần đầu công khai hình ảnh của cậu con trai đầu lòng và một số khoảnh khắc đời thường. Được biết, hiện tại bà xã của nhà báo Quang Minh ngoài dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình nhỏ, cô vẫn duy trì khả năng viết lách.
Quê hương danh tướng Trần Quang Diệu ở đâu?
Rải rác trên nhiều nguồn tài liệu, đến nay có 3 nguồn thông tin về quê hương của Trần Quang Diệu: Bình Ðịnh, Quảng Ngãi, Ðà Nẵng. Vậy, đâu mới thật sự là quê hương của Trần Quang Diệu?
Mộ Trần Quang Diệu ở An Hải (Đà Nẵng).
Tạp chí Xưa & Nay số 517 đăng bài “Họ Trần ở Hoài Ân với danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu” của nhà nghiên cứu (NNC) Đặng Quý Địch. Bài viết có một số nội dung chính sau:
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, nhà thơ Quách Tấn đã đến thôn Vạn Hội, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân gặp ông Trần Sử (Tộc trưởng họ Trần và là người giữ bộ gia phả họ Trần) và năm 1965 đã biên soạn sách “Nước non Bình Định”, trong đó viết: “Mộ nằm trong ấp Vạn Hội thuộc xã Ân Tín. Trên một nấm gò cao trước mộ, dựng một tấm bia xây bằng đá, mặt khắc chìm bốn đại tự Trần Gia Tổ Cơ. Đó là ngôi tổ mộ của Trần Quang Diệu”.
Đến năm 2011, ông Trần Văn Qui ở thôn Vạn Hội 2, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tự nhận là hậu duệ danh tướng Trần Quang Diệu, mang tập Trần Tộc Gia Phả bằng chữ Hán đến nhờ NNC Đặng Quý Địch dịch. Theo gia phả, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765), hậu duệ họ Trần là Trần Văn Tuấn vào cư ngụ ở Bồng Sơn - Hoài Nhơn và là đời thứ 1 họ Trần ở Vạn Hội. Cụ Trần Văn Tuấn từng giữ chức Hàn Lâm Tri chế cáo, sau thăng Đại Tư Mã. Cụ Tuấn sinh 6 con trai, 3 con gái, lập 4 phái nam thuộc đời thứ 2. Thân tộc họ Trần ở Vạn Hội từ đời thứ 1 đến đời thứ 5 có nhiều người làm quan dưới thời các chúa Nguyễn và các vua triều Nguyễn, từ Gia Long đến Thành Thái…
Đáng chú ý tại tờ 8a của gia phả ghi: “Con trai út của ông Thượng thư Bộ binh Trần Văn Tuấn là ông cố họ Trần, tên kiêng cữ là Điện, là nhà Nho lánh đời, không làm quan… Sinh hạ một trai là Trần Văn Kê”. Ông Trần Văn Qui cho NNC Đặng Quý Địch biết: Các bậc trưởng lão họ Trần xưa nay ở Vạn Hội mật truyền rằng, cụ Trần Văn Điện chính là danh tướng Trần Quang Diệu nhưng ghi là Điện, nhằm che giấu để con trai (Trần Văn Kê) khỏi bị Gia Long giết…
Bia mộ Trần Gia Tổ Sơn ở Ân Tín, Hoài Ân.
Những câu hỏi cần được làm sáng tỏ
Qua bài viết “Họ Trần ở Hoài Ân với danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu”, chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
1- Đọc lại sách “Nước non Bình Định” của Quách Tấn, chúng tôi không thấy có dòng nào tác giả cho biết đã gặp ông tộc trưởng Trần Sử. Bên cạnh đó, 4 chữ khắc trên tấm bia của “ngôi mộ tổ họ Trần” ở Vạn Hội được tác giả Quách Tấn ghi là Trần Gia Tổ Sơn (không phải là Trần Gia Tổ Cơ như bài báo đã dẫn). Đáng lưu ý, tác giả Quách Tấn cho biết: “Nhà Tây Sơn bị diệt, nhà Nguyễn lên ngôi Cửu Ngũ. Nhà họ Trần sợ, đốt hết giấy tờ thời trước. Tập gia phả phái họ Trần Bình Định do đó cũng thành mây”… Điều đó chứng tỏ, Quách Tấn chưa hề gặp ông Trần Sử và cũng chưa hề được xem tập Trần Tộc Gia Phả…
2- Theo NNC Đặng Quý Địch, bộ gia phả họ Trần ở Vạn Hội được soạn vào năm Thành Thái thứ 4 (1892) và người soạn bộ gia phả là ông Trần Văn Huệ, nguyên Tri châu Hoài Ân (?). Thế nhưng, trang 5b của gia phả lại có đoạn: “Ngụ quán của ông Trần Văn Tuấn là ấp Vạn Hội huyện Bồng Sơn… Mộ ông tại thôn Vạn Hội I. Trước mộ có bia đá khắc bốn đại tự Trần Gia Tổ Cơ. Có Từ đường tại thôn Vạn Hội I do tộc trưởng Trần Sử giám phụng” (?). Như vậy, từ xa xưa đã có ông Trần Sử là tộc trưởng họ Trần ở Vạn Hội - Ân Tín, thì làm sao vào những năm 50 của thế kỷ XX lại có ông tộc trưởng Trần Sử để nhà thơ Quách Tấn “gặp” (?).
3- Theo ông Trần Văn Qui , “các bậc trưởng lão họ Trần ở Vạn Hội mật truyền cụ Trần Văn Điện có tên trong gia phả chính là danh tướng Trần Quang Diệu”. Điều này rất đáng hồ nghi, bởi theo chính sử, gia đình Trần Quang Diệu chỉ có duy nhất 1 người con gái và đã bị Gia Long cho voi quật chết. Ngược lại, theo gia phả, ông Trần Văn Điện chỉ có duy nhất 1 con trai (Trần Văn Kê) và không có con gái? Luận cứ để có thể cho rằng Trần Văn Điện chính là danh tướng Trần Quang Diệu rất mơ hồ.
4- Theo gia phả, hầu hết các “nhân vật” trong dòng họ Trần ở Vạn Hội đều theo phò nhà Nguyễn và đều giữ những cương vị quan trọng (?). Vậy sao tên tuổi của các “nhân vật” trên không thấy sử sách ghi nhận? Một gia đình phụng sự nhà Nguyễn mà lại có một danh tướng như Trần Quang Diệu, chẳng lẽ Gia Long và các triều đại nhà Nguyễn lại không biết? Tại sao họ Trần ở Vạn Hội có một “phần tử đối nghịch” như Trần Quang Diệu mà các “nhân vật” trong dòng họ là cha, anh ruột vẫn được nhà Nguyễn trọng dụng?
5- Ngoài những tồn nghi trên, bộ gia phả còn bộc lộ khá nhiều mâu thuẫn. Chẳng hạn, theo gia phả, từ thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, ông Trần Văn Tuấn đã giữ chức Hàn Lâm tri chế cáo, rồi thăng đến Đại Tư mã (?). Nhưng trong quan chế nhà Nguyễn không có chức danh này, mà chỉ có ở triều Tây Sơn. Một chi tiết cũng đáng nghi ngại là việc ông Trần Văn Bạt, sau khi chết trận được tặng Thị Độc học sĩ (một chức dành cho quan văn)?
Các nhà khoa học nên nghiên cứu thêm
Từ những cứ liệu ở trên có thể đặt dấu hỏi lớn về việc họ Trần ở Ân Tín cho rằng “nhân vật” Trần Văn Điện chính là danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu. Thật ra, năm 1987, GS - TSKH Vũ Minh Giang đã về Vạn Hội và cả thôn Tú Sơn, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi để khảo cứu. Từ chuyến khảo cứu này, GS Vũ Minh Giang xác định: Trần Quang Diệu quê ở thôn Kim Giao, xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Dòng họ này đến đời thứ 4 thì dời đến Tú Sơn- Đức Lân khai khẩn, sinh cơ lập nghiệp. Họ Trần ở Kim Giao và Tú Sơn thường xuyên qua lại và cùng thờ Trần Quang Diệu.
Đáng lưu ý, đầu năm 1996, Bảo tàng Đà Nẵng và Hội sử học Đà Nẵng ra thông báo: “Danh tướng Trần Quang Diệu là người ở làng An Hải (trước thuộc huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam), nay thuộc quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Thông báo trên dựa trên bộ gia phả do con cháu Trần Quang Diệu ở An Hải, Đà Nẵng lưu giữ. Thậm chí, tại đây có cả mộ của Trần Quang Diệu.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, thông tin về quê hương danh tướng Trần Quang Diệu ở An Hải, Đà Nẵng vẫn còn nhiều điểm tồn nghi. Chẳng hạn như các thông tin: Trần Quang Diệu tên thật là Trần Văn Đạt, sinh năm 1760; con trai út tên là Trần Văn Long (vì lẩn tránh nhà Nguyễn nên đổi thành Nguyễn Văn Quang)… Theo nhiều nguồn sử liệu thì Trần Quang Diệu sinh năm 1746 và năm 1773 đã tham gia đánh thành Quy Nhơn. Vậy, nếu Trần Quang Diệu sinh năm 1760, không lẽ khi đánh thành Quy Nhơn Trần Quang Diệu mới 13 tuổi?
Như vậy, đến nay, có 3 nguồn thông tin về quê hương của danh tướng Trần Quang Diệu: Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Vậy, đâu mới thật sự là quê hương của danh tướng Trần Quang Diệu? Câu hỏi này cần được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để khẳng định.
Thầy Thích Pháp Hòa hiện đang sinh sống và cư trú ở canada, Thầy là một trong số các nhà sư, được rất nhiều Phật tử trong và ngoài nước biết tới, thông qua những bài thuyết giảng Phật Pháp rất hoan hỷ, rõ ràng. Thầy giảng Pháp với một phong cách dí dỏm, những kiến thức đã được chắt lọc trong nhiều năm tu hành. Khi có Phật tử nào muốn tìm hiểu về Phật Giáo, thì Thầy rất sẵn lòng chia sẻ và chỉ bảo tận tình, nên Thầy được rất nhiều Phật tử quí mến, kính trọng. Cơ duyên của Thầy Thích Pháp Hòa khi xuất gia, mới chỉ có 7,8 tuổi. Với bài tổng hợp này, Tôn Giáo Tín Ngưỡng mời các bạn cùng tìm hiểu về tiểu sử của thầy Thích Pháp Hòa nhé.!