Tự hào về hành trình gieo hạt đoàn kết tới tất cả các tổ chức, tập thể trên cả nước, Panda Uniform ý thức được rằng để truyền tải tốt thông điệp đó thì ĐOÀN KẾT phải được sinh ra từ trong nội bộ của Panda.
Tự hào về hành trình gieo hạt đoàn kết tới tất cả các tổ chức, tập thể trên cả nước, Panda Uniform ý thức được rằng để truyền tải tốt thông điệp đó thì ĐOÀN KẾT phải được sinh ra từ trong nội bộ của Panda.
Văn hóa ăn trưa, ăn bữa phụ là văn hóa đặc trưng của Panda Uniform. Bữa phụ được diễn ra vào buổi xế chiều, các thành viên tạm gác công việc và quây quần bên nhau ăn bữa trưa, bữa phụ. Những câu chuyện hài hước hay nhiều tâm tư cũng được thổ lộ và nhận được chia sẻ, góp ý trong khoảng không gian này. Điều đó giúp cho các nhân viên mới nhanh chóng hòa nhập, giúp các phòng ban dễ dàng trao đổi công việc hơn
Bên cạnh những nét văn hóa “truyền thống” đó thì văn hóa đặc trưng của từng team “văn hóa làng” không thể thiếu tại Panda:
Hiện nay, như cầu đi du học Hàn Quốc, cũng như định cư lại Hàn Quốc ngày càng nhiều, bên cạnh đó, các công ty Hàn Quốc tại đầu tư tại Việt Nam cũng đang phát triển đáng kể.Với một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hàn Quốc thì được làm việc trong một công ty Hàn là niềm mơ ước của nhiều người. Vì vậy để có thể hòa nhập vào môi trường sống, cũng như có thể làm việc tốt trong công ty , giữ được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, các bạn cần nắm vững nền văn hóa trong kinh doanh của người Hàn để tránh những điều cấm kỵ và làm việc một cách hiệu quả nhất. Sau đây CHD giúp các bạn có được những thông tin bổ ích về văn hóa trong kinh doanh của người Hàn.
=> VÀI NÉT VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC
Hàn Quốc là một đất nước có tính truyền thống cao , vì thế văn hóa chào hỏi khi gặp người khác là một điều quan trọng trong đời sống hằng ngày của họ. Người Hàn thường sử dụng Ông/ Bà (Mr./Ms.) cùng với họ gia đình khi xưng hô với đối tác. Ngoài ra, nếu đối tác có chức danh về học vấn như là Tiến sĩ hoặc Giáo sư thì bạn gọi họ theo cách sau: chức danh học vấn + họ gia đình. Không nên gọi tên đối phương cho đến khi họ đề nghị bạn làm như vậy vì như vậy sẽ bị xem là thiếu tôn trọng người đối diện. Việc gọi thẳng tên chỉ dành cho vai vế ngang nhau hoặc nhỏ hơn như bạn bè, anh chị em trong gia đình. Khi chào hỏi hoặc giới thiệu, bạn nên bắt tay hoặc cúi đầu chào tuy nhiên có một số người Hàn Quốc lại không thích bắt tay nên bạn hãy chờ họ chủ động trước rồi đáp lại. Hãy chào hỏi người khác ngay khi vừa gặp như vậy sẽ thể hiện phép lịch sự cũng như sự thân thiên, tạo cảm giác vui vẻ nồng nhiệt khi được chào đón.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia rất coi trọng giờ giấc làm việc. Nười Hàn Quốc rất đúng giờ, việc đúng giờ sẽ thể hiện bạn là một người có trách nhiệm và đáng tin tưởng, đặc biệt là trong kinh doanh, nếu bạn trễ hẹn với đối tác thì chắc chắn sẽ giảm độ tin tưởng từ đối tác vì họ nghĩ bạn không coi trọng buổi hẹn với họ nên mới trễ như thế.
Trang phục là một đặc trưng quan trọng trong văn hóa giao tiếp kinh doanh của người Hàn Quốc.
Mặc dù là đất nước có tính truyền thống cao nhưng Hàn Quốc cũng giống như những nước Châu Âu khác, trang phục đi làm của họ cũng là quần áo công sở , lịch sự, trang trọng, thể hiện cá tính và con người của họ. Ngoài ra, người Hàn rất coi trọng thể diện. Họ chú ý từ phong cách ăn mặc đến lễ nghi chào hỏi, hiệu quả công việc và cách thể hiện quyền lực với cấp dưới, buộc cấp dưới làm việc một cách hiệu quả cũng là một cách họ giữ gìn thể diện của mình.
Văn hóa trong giao tiếp ứng xử của người Hàn Quốc
Hàn Quốc là một đất nước coi trọng truyền thống văn hóa của mình, vì thế tiếng Hàn được sử dụng phổ biến tại Hàn Quốc, những ai đến sinh sống, học tập và làm việc tại Hàn Quốc thì đều phải học tiếng Hàn. Nếu bạn là người Việt và đối tác là người Hàn thì bạn nên có phiên dịch viên tiếng Hàn để trao đổi với họ như thế sẽ tạo cảm giác tôn trọng ngôn ngữ của họ và tạo thiện cảm của khách hàng đối vs mình.
Người Hàn ăn nói rất nhỏ nhẹ trong việc trao đổi kinh doanh đôi khi họ chọn cách im lặng, suy nghĩ sau đó sẽ trả lời. Khi nói chuyện với người Hàn Quốc thì bạn nên chú ý vai vế để xưng hô cho hợp lý vì người Hàn rất coi trọng phép tắc lễ nghi, họ thường cúi chào nhau thể hiện phép lịch sự và sự tôn trọng.Việc bắt tay vơi đối tác cuãng thể hện được quyền lực cũng như vị thế của bản thân
Người Hàn Quốc rất coi trọng mối quan hệ cá nhân, luôn duy trì việc gây dựng quan hệ với đối tác nhưng mặt khác họ cũng rất cảm tính, hay công kích đối tác hoặc trở nên gay gắt trong quá trình đàm phán với đối phương. Tuy nhiên, phong cách hay công kích không có nghĩa là họ có mục đích xấu là là họ muốn giữ thế thượng phong. Kỹ năng và nghệ thuật đàm phán tốt nhất cần vận dụng vẫn là giữ bình tình, thân thiện, hòa nhã và kiên trì. Đừng bao giờ để các vấn đề bàn bạc trong quá trình đàm phán trở thành những mâu thuẫn gay gắt giữa hai bên. Trong nững trường đấy, bạn cũng nên giữ bình tĩnh và ứng xử nhẹ nhàng lịch sự với họ, khi họ đã dịu lại cuộc nói chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Danh thiếp tương đối quan trọng trong lần đầu tiên gặp gỡ, dựa trên danh thiếp, người đối diện, đối tác có thể biết được chức vị cũng như tên công ty của bạn, hơn thế nữa, trên tấm danh thiếp có tương đối đầy đủ thông tin cá nhân của mỗi người, nếu cần liên hệ hợp tác làm ăn cũng có thể thấy được ngay trên tấm danh thiếp ấy. Việc trao tặng danh thiếp cho người khác cũng là một phần quảng cáo thương hiệu cho công ty, và thể hiện vị thế của bản thân, mong muốn mọi người có thể tìm hiểu rõ về họ, vừa thể hiện sự trang trọng lại vừa có được sự chuyên nghiệp.
=>> Những cách đi đu học hàn quốc trọn gói siêu rẻ.
Quà tặng thể hiện rất lớn về mối quan hệ ngoại giao thân hữu tại Hàn Quốc và nó luôn luôn được đáp lại. Bạn có thể tặng quà và gửi lời chúc mừng cho họ vào các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán cổ truyền Seolldal (bắt đầu năm Âm lịch), Tết Đoan Ngọ Dano (5/5 Âm lịch), Tết Trung Thu Chuseok (15/8 Âm lịch). Một số lưu ý khi tắng quà cho người Hàn Quốc. - Số 04 được cho là con số không may mắn vì vậy bạn nên tránh số này và số 7 là con số may mắn. - Giấy gói quà màu đỏ và vàng được sử dụng phổ biến ở Hàn Quốc và không nên gói quà bằng giấy màu xanh lá cây, trắng hoặc đen. - Nên trao và nhận quà bằng cả hai tay. - Ngoài ra ,bạn không nên mở quà ngay trước mặt người tặng như thế sẽ thể hiện sự thiếu tôn trọng, tuy nhiên bạn vẫn có thể mở khi đối phương đã cho phép.
=>> VĂN HÓA TẶNG QUÀ CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC NHƯ NÀO?
- Văn hóa trà đạo nổi tiếng của người Nhật
- Văn hóa cúi chào của người Nhật
Công Ty Tư Vấn Du Học Và Đào Tạo CHD
VP Hà Nội: 217 Nguyễn Ngọc Nại, Quận Thanh Xuân
Hotline (zalo, viber): 0975.576.951 – 0913.839.516
VP Hồ Chí Minh: Tầng 1 Quốc Cường Building, Số 57, đường Bàu Cát 6, phường 14, Tân Bình
Hotline (zalo, viber): 0913.134.293 – 0973.560.696
Facebook: facebook.com/TuVanDuHoc.CHD/
Xây dựng văn hóa quản lý sẽ góp phần tạo dựng nên bản sắc của doanh nghiệp trên thị trường. Bài viết làm rõ một số nét văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn Quốc tại Công ty TNHH Công nghệ Namuga Phú Thọ và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Building a management culture contribute to create the business's identity in the market. The article clarified some Korean corporate management culture at Namuga Phu Tho Technology Co., Ltd., and provide lessons some for enterprises in Vietnam.
Keywords: Corporate management culture; Korea; Namuga Phu Tho
Trong những năm gần đây, tình hình hợp tác giữa Tỉnh Phú Thọ và các đối tác, doanh nghiệp Hàn Quốc ngày càng phát triển. Các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh của các doanh nghiệp Hàn Quốc ngày càng tăng về số lượng, vốn đầu tư và quy mô sản xuất. Toàn Tỉnh hiện có 179 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, trong đó 136 dự án của các nhà đầu tư Hàn Quốc, chiếm 76%. Các doanh nghiệp Hàn Quốc chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất sợi, dệt may, linh kiện điện tử, thực phẩm..., đã tham gia nhiều vào các hoạt động an sinh xã hội và có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn và tăng nguồn thu ngân sách của Tỉnh [2]. Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, vẫn tạo dựng cho mình những nét đặc sắc riêng trong phong cách quản lý, tạo nên những nét riêng về văn hóa quản lý doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.
Bài viết đề cập đến một số nét văn hóa Hàn Quốc trong quản lý doanh nghiệp tại Namuga thể hiện qua triết lý kinh doanh của Công ty, từ đó đưa ra những hàm ý quản trị, nhằm phát huy giá trị của văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn Quốc ở Tỉnh trong thời gian tới.
VĂN HÓA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NAMUGA PHÚ THỌ
Công ty TNHH Công nghệ Namuga, Lô B9, khu công nghiệp Thụy Vân, Xã Thụy Vân, TP. Việt Trì, Phú Thọ, là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc, chuyên sản xuất linh kiện điện tử, trong đó sản phẩm chủ yếu là mô đun Camera nén dành cho điện thoại di động; mô đun Camera web dành cho máy tính xách tay; module không dây dành cho tivi và các thiết bị khác. Hoàn thành đầu tư và đi vào hoạt động nhà máy số 1 từ tháng 8/2014, năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp của Namuga đạt trên 260 triệu USD, giá trị xuất khẩu đạt trên 282 triệu USD; giải quyết việc làm cho gần 1.800 lao động với mức thu nhập trung bình gần 6 triệu đồng/người/tháng. Tiếp nối thành công đã đạt được, từ cuối năm 2015, Công ty tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy số 2 với mục đích mở rộng quy mô sản xuất và tăng sản lượng. Đến nay, nhà máy số 2 đã hoàn thành với tổng vốn đầu tư 15 triệu USD và thu hút trên 2.600 cán bộ, công nhân lao động đang làm việc. Năm 2022, sản lượng sản xuất của Công ty đạt khoảng 10 triệu sản phẩm/tháng; tổng doanh thu trên 432 triệu USD; nộp ngân sách nhà nước gần 9,8 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 7,5 triệu đồng/tháng [5].
Với gần 10 năm hình thành và phát triển, Namuga đã và đang là đối tác tin cậy của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử như Samsung, Panasonic Việt Nam...
Văn hóa quản lý doanh nghiệp là những đặc trưng riêng của doanh nghiệp, bao gồm những biểu tượng, quy tắc và những giá trị được hình thành trong quá trình quản lý, trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến cách thức hành động của toàn bộ thành viên trong doanh nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Đó là phần cốt lõi trong hệ giá trị, là cơ sở để thiết lập bộ tiêu chuẩn chung để điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp trong quá trình quản lý. Trong quá trình hoạt động, Namuga đã từng bước hình thành nên những nét văn hóa quản lý doanh nghiệp đặc sắc mang màu sắc riêng cho các doanh nghiệp của Hàn Quốc, như:
Tôn trọng, đề cao phẩm chất đạo đức
Một trong những nét đặc sắc của văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc là đề cao giá trị đạo đức và chú trọng bồi dưỡng đạo đức, tính trung thành cho nhân viên. Vì vậy, họ rất coi trọng những nhân viên làm việc trung thực, có kỷ luật, có trách nhiệm với công việc của mình, cũng như với doanh nghiệp và có những hình thức kỷ luật rất nặng đối với những hành vi gian dối, chiếm lợi trong công việc. Đồng thời, chú trọng bồi dưỡng đức tính trung thành của nhân viên và người lao động đối với doanh nghiệp. Thường xuyên bồi dưỡng cho họ có tình cảm “yêu doanh nghiệp như gia đình mình”, có tư tưởng “cùng hội cùng thuyền”, “nhân hòa” và có tinh thần vượt gian khổ tạo lập sự nghiệp.
Là một doanh nghiệp Hàn Quốc, trong quá trình quản lý, Namuga cũng luôn coi trọng vấn đề đạo đức, khi khẳng định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trong hiện tại, cũng như tương lai là: “Nhân tâm là thước đo giá trị: Luôn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho khách hàng, cho nhân viên, cho đối tác và cho xã hội. Tận tụy, trung thực và có trách nhiệm với công việc” [5].
Với quan niệm “Chúng ta hàng ngày ăn uống những thức ăn như thế nào, chúng ta sẽ bán những sản phẩm như thế đó. Chúng ta muốn thức ăn của mình như thế nào, thì khách hàng cũng muốn thức ăn như vậy”, vì vậy mà doanh nghiệp khẳng định sẽ “luôn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho khách hàng, cho nhân viên, cho đối tác và cho xã hội” và coi đây là thước đo giá trị của doanh nghiệp. Việc coi khách hàng, đối tác như chính bản thân mình, một lần nữa khẳng định giá trị, vai trò trung tâm của đạo đức kinh doanh trong hoạt động của Namuga.
Ngày nay, sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt, đã làm cho các doanh nghiệp ngày càng quý trọng năng lực và thành tích, nên ý thức ưu tiên năng lực cũng càng ngày càng được tăng cường, song coi trọng phẩm chất đạo đức của con người trong công tác quản lý người lao động vẫn được các doanh nghiệp Hàn Quốc lấy làm trọng tâm và đây là nét đặc trưng chủ yếu của văn hóa Hàn Quốc.
Coi trọng tính sáng tạo, khuyến khích đổi mới, coi "con người là linh hồn của doanh nghiệp"
Các doanh nghiệp Hàn Quốc rất coi trọng trình độ học vấn và xem học vấn là yếu tố rất quan trọng trong các tiêu chí khi tuyển dụng nhân sự. Họ có xu hướng tuyển chọn nhân sự xuất thân từ các trường đại học có danh tiếng dù chưa chắc ứng viên có thực sự có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc hay không.
Với suy nghĩ “con người chính là tài sản quý nhất của mỗi doanh nghiệp, là nền tảng cơ bản để doanh nghiệp xây dựng, phát triển những chính sách chăm sóc, đãi ngộ cho nhân viên, tạo cơ hội giúp nhân viên phát triển một cách toàn diện, an tâm cống hiến cho doanh nghiệp” [5], Namuga đã xây dựng cho mình một văn hóa riêng mà ở đó luôn tạo ra niềm tin cho những người lao động, tạo ra sợi dây gắn kết, chia sẻ tiếng nói chung giữa những thành viên trong công ty và nâng cao tình đoàn kết. Công ty luôn chú ý “xây dựng niềm tin nơi nhân viên bằng công việc ổn định có thu nhập ngày càng cao” và “cam kết xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhưng không kém phần thân thiện và cởi mở để mỗi cá nhân có thể tự do phát huy sáng tạo”, “tạo bầu không khí học hỏi, sáng tạo và nhân văn”. Đồng thời Namuga cũng đề cao sự phối hợp, tin cậy lẫn nhau, bên cạnh sự tôn trọng giữa các nhân viên và ban giám đốc, thông qua việc khuyến khích bầu không khí học hỏi và phát triển, nhằm nuôi dưỡng nền văn hóa công ty để thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân và giá trị tập thể.
Với triết lý “con người là linh hồn của doanh nghiệp”, Namuga khẳng định “Trí lực là phương pháp để tạo ra giá trị. Xây dựng và phát triển công ty dựa trên trí tuệ tập thể”. Lấy việc hợp tác để phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên là nguyên tắc phát triển hàng đầu, “không ngừng học hỏi và cải tiến để làm tốt hơn những gì đang có”, nhằm khai thác những thế mạnh và xây dựng những đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, phát huy được tối đa khả năng và cả những tiềm năng của người lao động.
Coi trọng tính kỷ luật, tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên
Với xuất phát điểm từ việc quản lý công ty gồm những người thân trong gia đình, nên hiện nay, các doanh nghiệp Hàn Quốc luôn tạo dựng cho mình bầu không khí làm việc gia đình. Nhân viên làm việc trong doanh nghiệp như một thành viên trong gia đình. Trong thời gian làm việc, tính chuyên nghiệp, kỷ luật được đề cao. Sự quản lý chặt chẽ về thời gian làm việc, tạo ra sự quản lý nghiêm khắc trong công việc.
Hầu hết các công ty Hàn Quốc đều có quy định thứ bậc chặt chẽ, cũng như hệ thống hóa các quy tắc và luật lệ. Trong phần lớn các công ty, một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để thăng chức một cách hợp thức là thời gian cống hiến. Người có thời gian cống hiến lâu dài được coi là rất trung thành với công ty và trình độ giỏi hơn những người khác trong công ty. Điều này giải thích lý do tại sao thâm niên công tác là một mối quan tâm lớn khi các công ty xem xét những người sẽ được thăng chức.
Do đặc thù hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghệ cao nên trong suốt quá trình sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy trình kỹ thuật về đảm bảo an toàn. Namuga luôn đòi hỏi người lao động phải có ý thức kỷ luật cao và “chuẩn hóa mọi hoạt động”. Vì vậy, doanh nghiệp có những quy định rất nghiêm khắc về thái độ lao động, những tiêu chuẩn của một nhân viên trong quá trình làm việc, từ ăn mặc, đầu tóc, bảng hiệu tên nhân viên, cách chào hỏi, quy trình về đảm bảo an toàn trong sản xuất đối với từng loại máy, thiết bị... Trong quá trình làm việc công nhân được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, được kiểm tra theo dõi sức khỏe định kỳ; môi trường làm việc hiện đại, sạch sẽ, thông thoáng.
Việc coi trọng kỷ luật lao động trong công ty luôn đi kèm với những quy định về thưởng và xử phạt. Chính sách khen thưởng đối với nhân viên công ty thường dựa trên đánh giá về năng lực công tác và thâm niên công tác. Mỗi nhân viên khi thực hiện công việc, một trong những biện pháp xử phạt ưu tiên hàng đầu đó là cắt/giảm/trừ tiền lương, và đương nhiên việc khen thưởng thường đặt nhân tố khen “tiền lương” lên hàng đầu. Bên cạnh đó, có một chính sách đặc biệt tại Namuga đó là việc “thưởng nóng”. Việc tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, coi trọng kỷ luật lao động và xây dựng bầu không khí làm việc mang tính nghiêm khắc nhưng không mất đi sự trao đổi giữa những thành viên trong doanh nghiệp.
Coi trọng chữ “tín” trong kinh doanh, gắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích khách hàng, hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội
Các doanh nghiệp Hàn Quốc phát triển dựa trên những cam kết đối với khách hàng về cả chất lượng sản phẩm và dịch vụ phục vụ. Các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam luôn quan niệm rằng marketing hay nhất, ít tốn kém nhất và hiệu quả nhất chính là thông qua khách hàng. Sự tồn tại của sản phẩm phụ thuộc vào niềm tin nơi khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng quan tâm đến việc đóng góp cho xã hội thông qua việc hỗ trợ tài chính cho an sinh, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường..., coi đây là cách để quảng cáo cho hình ảnh doanh nghiệp hay thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Ở Namuga, Tín nhiệm được coi là “nền tảng vững bền của giá trị”. và cho rằng sự phát triển, tăng trưởng doanh thu của công ty trong tương lai không chỉ dựa vào bản thân công ty mà cần phải dựa vào nhiều bên liên quan, vì vậy phải “luôn thực hiện những gì đã cam kết”. Việc đóng góp lợi ích cho cộng đồng sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, bởi vậy, Namuga xác định sứ mệnh của mình là: “Đối với khách hàng: Đặt chất lượng lên hàng đầu, không ngừng cải tiến để nâng cao uy tín và vượt trên sự mong đợi của khách hàng; Đối với nhân viên: Xây dựng niềm tin nơi nhân viên bằng công việc ổn định có thu nhập ngày càng cao, luôn cải tiến môi trường làm việc, tạo bầu không khí học hỏi, sáng tạo và nhân văn; Đối với các đối tác: Hợp tác dựa trên cơ sở công bằng, cởi mở, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển; Đối với xã hội: Tuân thủ luật pháp, xây dựng và nâng cao trách nhiệm xã hội của công ty” [5]. Công ty coi đó là những phương châm để vươn tới, tạo dựng một doanh nghiệp phát triển mang tính chất bền vững trong tương lai trên tất cả các phương diện. Coi việc phát triển công ty gắn với phát triển cộng đồng, lợi ích công ty gắn với lợi ích của khách hàng, xã hội và chia sẻ giá trị tiềm năng với đối tác và cho cộng đồng chính là một yếu tố quan trọng để có thể hoàn thành được sứ mệnh đã chọn.
Namuga khẳng định, công ty luôn phấn đấu mang lại sự phát triển chung cho bản thân mỗi thành viên trong công ty, mang lại lợi ích cho đối tác và tạo sự phát triển cho cộng đồng. Đó cũng chính là chiến lược phát triển bền vững xuyên suốt trong mọi hoạt động của Công ty. Điều đó được thể hiện rõ nét qua việc công ty cam kết thực hiện: “Với tư cách là nhà cung cấp: Không ngừng cải tiến nhằm tạo niềm tin và vượt trên sự thỏa mãn của khách hàng; Đặt chất lượng lên hàng đầu. Với tư cách là một bạn hàng: Tăng cường mối quan hệ hợp tác cùng phát triển với các đối tác, các bên liên quan” [5].
Quan tâm đào tạo phát triển nhân viên
Trong công tác đào tạo nhân viên, các doanh nghiệp Hàn Quốc thường thực hiện thuyên chuyển nhiều vị trí khác nhau đối với một nhân viên nhằm giúp người lao động có nhiều kỹ năng và làm được nhiều vị trí khác nhau, đồng thời giúp người lao động có kiến thức rộng hơn đáp ứng được yêu cầu công việc khi có người nghỉ việc hoặc làm thay.
Công ty luôn duy trì mức lương cho cán bộ, nhân viên cao hơn so với mặt bằng lương chung của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Nhằm thu hút nhân tài, công ty có chính sách lương đặc biệt cạnh tranh đối với các nhân sự giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan, một mặt để giữ chân cán bộ, nhân viên, mặt khác thu hút nhân lực giỏi từ nhiều nguồn khác nhau và làm việc cho công ty. Công nhân làm việc tại Namuga đều được hưởng tháng lương thứ 13, được ghi nhận những thành tích đóng góp trong năm và có những phần thưởng xứng đáng. Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Công ty còn tham gia bảo hiểm tai nạn cho 100% cán bộ nhân viên để họ được hưởng các chế độ khi không may gặp rủi ro ngoài giờ làm việc. Namuga đã bố trí không gian làm việc cho cán bộ, nhân viên rộng rãi, khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị làm việc hiện đại, được kiểm tra sức khỏe định kỳ, được trang bị đầy đủ đồng phục, phương tiện, thiết bị bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, được huấn luyện về an toàn lao động.
Hàng năm, Công ty thường đánh giá, điều chỉnh các chính sách phúc lợi, tạo thêm nhiều đãi ngộ thiết thực cho toàn thể cán bộ, công nhân viên để người lao động yên tâm làm việc và cống hiến cho công ty. Tổ chức các hoạt động lễ hội, sinh hoạt tập thể, tổ chức cho cán bộ, công nhân viên cùng gia đình đi thăm quan, nghỉ mát... qua đó công nhân cũng sẽ có cơ hội hiểu nhau hơn và phát huy được tinh thần làm việc nhóm hiệu quả hơn… Tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức đáp ứng được yêu cầu và thách thức trong công việc, có cơ hội tham gia các buổi huấn luyện thực tế được tổ chức thường xuyên để mọi người có thể trải nghiệm và học hỏi. Tất cả những chính sách đãi ngộ phúc lợi được xây dựng hướng tới mục tiêu tạo động lực và thúc đẩy cán bộ nhân viên làm việc hết mình để khẳng định bản thân và phát triển sự nghiệp.
MỘT SỐ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Trong gần 10 hoạt động, Namuga đã xây dựng cho mình những đặc trưng riêng của văn hóa quản lý doanh nghiệp. Công ty đã xây dựng được hệ thống triết lý quản lý doanh nghiệp hiện đại, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong tương lai. Việc xác định sứ mệnh hoạt động của công ty với tầm nhìn rộng trong tương lai, giúp Namuga đưa ra những chính sách, chiến lược kinh doanh hiệu quả. Thông qua việc nghiên cứu những nét đặc sắc trong văn hóa quản lý doanh nghiệp Hàn Quốc ở Namuga, có thể rút ra một số bài học trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, như:
- Coi trọng phẩm chất đạo đức của người lao động, xây dựng chữ “tín” đối với khách hàng, coi trọng lợi ích của đối tác và có trách nhiệm đối với các hoạt động phát triển của cộng đồng.
- Coi trọng kỷ luật lao động cũng như lòng trung thành với doanh nghiệp. Người quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp không thể làm tất cả mọi việc, họ cần phải xây dựng đội ngũ nhân viên dưới quyền có năng lực và trung thành. Đây cũng là một yêu tố về việc kết hợp giữa văn hóa của chủ thể kinh doanh với văn hóa của cộng đồng địa phương.
- Coi khách hàng là đối tượng nuôi sống doanh nghiệp, là nhân tố mà doanh nghiệp xác định sản phẩm cung cấp, nâng cao những dịch vụ chăm sóc, từ đó đẩy mạnh chất lượng cạnh tranh và từng bước xây dựng phát triển thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp.
- Tạo dựng bầu không khí có sự giao lưu, trao đổi giữa những người quản lý doanh nghiệp và nhân viên làm việc trong doanh nghiệp, coi trọng xây dưng văn hóa doanh nghiệp./.
TS. Phạm Thị Thu Hương, TS. Lưu Thế Vinh, ThS. Phạm Lan Hương
Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hùng Vương
(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 20, tháng 7/2023)
1. Doanh Phong (2004), Những nét đặc sắc trong văn hóa doanh nghiệp ở Hàn Quốc, Tạp chí Công nghiệp, số 9(55).
2. Nguyễn An Trung (2020), Tỉnh Phú Thọ tăng cường quảng bá, thu hút doanh nghiệp Hàn Quốc, truy cập từ https://baophutho.vn/chinh-tri/tinh-phu-tho-tang-cuong-quang-ba-thu-hut-doanh-nghiep-han-quoc/174534.htm.
3. Nguyễn Viết Lộc (2008), Văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Phạm Quý Long, Nguyễn Thị Phi (2013), Văn hóa doanh nghiệp ở các Chaebol Hàn Quốc: Tiếp cận từ góc độ lý thuyết, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3.
Tác động của văn hóa quốc gia đến văn hóa doanh nghiệp của công ty du lịch PYS travel và Vietsense Travel