GlobalVN.biz đặc biệt quan tâm đến hoạt động của những người nổi tiếng: chính trị gia, quan chức, doanh nhân, chủ ngân hàng, nhân vật văn hóa, doanh nhân biểu diễn và thể thao. Ý kiến của họ phần lớn quyết định sự phát triển của đời sống chính trị, xã hội và kinh tế của Việt Nam. Phần này liên tục được các nhà báo của chúng tôi chỉnh sửa cho phù hợp với thông tin. Tại đây bạn có thể tìm thấy thông tin về các CEO và chủ tịch của các công ty hàng đầu Việt Nam, các quan chức và nhân vật công chúng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu vực.
GlobalVN.biz đặc biệt quan tâm đến hoạt động của những người nổi tiếng: chính trị gia, quan chức, doanh nhân, chủ ngân hàng, nhân vật văn hóa, doanh nhân biểu diễn và thể thao. Ý kiến của họ phần lớn quyết định sự phát triển của đời sống chính trị, xã hội và kinh tế của Việt Nam. Phần này liên tục được các nhà báo của chúng tôi chỉnh sửa cho phù hợp với thông tin. Tại đây bạn có thể tìm thấy thông tin về các CEO và chủ tịch của các công ty hàng đầu Việt Nam, các quan chức và nhân vật công chúng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu vực.
Lê Quang Liêm - Gia đình là chiếc nôi ươm tài năng Lê Quang Liêm
Chính nếp nhà đầy ắp yêu thương, sự chăm sóc và dạy dỗ chu đáo của ba mẹ và anh trai đã ươm mầm cho tài năng Lê Quang Liêm - tân vô địch cờ vua U14 thế giới. Nhờ đó, cậu bé đã phát triển cả tư chất làm người lẫn năng khiếu cờ.
|
Lê Quang Liêm. |
Năm 8 tuổi, Liêm từng bị bố phạt không cho đến trường Nghiệp vụ TDTT TP HCM học cờ vì sát giờ lên xe "ôm" của bố mà Liêm vẫn loay hoay giải bài tập, để bù lại khoảng thời gian trước đó mê đọc truyện tranh. Lần ấy, bé Liêm năn nỉ mẹ "xin lỗi ba giùm con vì con sợ nói chuyện khi ba đang giận". Thế là mẹ Liêm bày cho con viết thư: "Ba ơi, ba hãy cho con học cờ tiếp, vì đó là sở thích của con. Con hứa từ nay sẽ luyện tập siêng năng hơn chứ không ham chơi, đọc truyện nữa. Khi rảnh con sẽ nghiên cứu tài liệu, giải bài tập, đánh cờ với máy, với anh. Con xin lỗi ba về chuyện hôm qua, ba tha lỗi cho con nhé".
Lá thư y như bài văn mẫu có tiêu đề "thư xin xỏ" đấy trở nên thú vị và đáng quý với ông Quýnh - bố Liêm. Không biết có phải lo lắng không được tập cờ nữa hay không mà Liêm viết nhầm "xin lỗi" thành "xin xỏ". Và rồi ông Quýnh đã hồi đáp: "Bé Quang Liêm yêu quý của ba, ba rất vui khi nhận được thư con. Con yêu quý, ba luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho con luyện tập và phát triển năng khiếu của mình. Nhưng con phải hiểu rằng thành công chỉ đến với những người kiên trì và bền chí phấn đấu. Vì vậy, ba muốn rằng con phải khổ công luyện tập hơn nữa. Sự thành công và vinh dự của con cũng chính là sự vinh dự của ba mẹ". Bây giờ, lật lại lá thư bằng nửa trang vở, được viết bằng bút chì, mặt giấy có chỗ ố vàng, bố Quýnh cười ha hả trong lúc mẹ Lệ rơm rớm nước mắt nhớ con.
"Con muốn thời gian dừng lại, để mẹ không về nhà, và con không đến Hungary"... Nhận phần thưởng vô địch thế giới U14 xong là hơn 9h tối ở Pháp. Liêm chỉ còn vài giờ bên mẹ trước khi chị Trần Thị Mỹ Lệ quay về Việt Nam lúc 2h sáng hôm sau còn Liêm đi Hungary với bác Hoàng Minh Chương lúc hơn 8h. "Nếu mẹ không sang Hungary thăm con thì con bắt đền bằng 10 món ăn cùng lúc ở ngày đầu tiên con về nhà. Con mới nghĩ ra món canh chua, hoa thiên lý xào thịt bò, cá chim chiên, chả trứng, nhưng đừng nấu canh chua chay (mà phải có cá) mẹ nhé". Đêm ấy, Liêm huyên thuyên suốt, như muốn níu những phút giây cuối được gần mẹ.
Năm ngoái, khi dự định cho Liêm tham gia chương trình Thế hệ vàng, để chuẩn bị cho con trai phải bước vào đời sống tự lập, mẹ hướng dẫn Liêm dùng nồi cơm điện và nghe Liêm hét toáng lên "Ơ kìa, trong cái nồi to có cái nồi nhỏ". Không hiếm chuyện tương tự, theo kiểu "ai cũng biết, chỉ mình Liêm không biết", mà khi tiếp xúc sẽ thấy Liêm ngô nghê một cách hồn nhiên như thế. Ở giải trẻ toàn quốc 2000, khi nghe các phụ huynh nói với nhau "theo chân" VĐV phải bị trừ lương tháng, Liêm lẳng lặng đưa mẹ 20.000 (tiền thưởng HC bạc) và an ủi "như vậy đủ bù lương cho mẹ nhé". Chỉ có trái tim người mẹ mới cảm nhận được sự nhạy cảm và rung động với cuộc sống của con trai mình. Trong một lần ngồi chơi với các thày, Liêm bỗng kéo mẹ ra ngoài và trách: "Thày nói vậy, mẹ cũng cười". Chị Lệ ngạc nhiên hỏi: "Thày nói gì mà mẹ không nên cười". "Thày bảo VĐV có bản lĩnh là phải hoàn thành xong ván cờ ngay cả khi được tin bố mẹ mình qua đời. Con không cần bản lĩnh ấy, vì như thế làm sao có Nguyễn Đình Chiểu và Lục Vân Tiên". Gần đây, Liêm còn ví von chuyện ba mẹ tốn tiền đi cùng Liêm trong các giải quốc tế là "đầu tư có rủi ro" vì không phải lúc nào em cũng có huy chương để ba mẹ bù lỗ.
Anh trai của Liêm, Lê Quang Long, kể: "Nhóc Liêm ham ăn lắm, ngay khi đánh cờ vẫn lộ rõ tính háu ăn... quân của người ta, trừ khi ăn mà bị chiếu bí hoặc mất quân lập tức thì em ấy mới... thôi". Chả thế mà hai anh em cách nhau 2 tuổi mà chiều cao bằng nhau (1m65) nhưng Liêm nặng hơn anh gần chục kg (65 với 56).
Các HLV, những bậc đàn anh và bạn bè nói về Liêm
Đại KTQT Đào Thiên Hải: "Tôi đã đấu với Liêm cả cờ nhanh lẫn cờ chậm ở các giải toàn quốc và nhận thấy Liêm chơi thế trận khá tốt và khai cuộc cũng tạm được. Nhưng Liêm cần rèn luyện thêm về cờ tàn. Ngoài ra, Liêm chơi những thế cờ phức tạp cũng chưa tốt. Liêm và Trường Sơn là hai VĐV có năng khiếu tương đối tốt ở Việt Nam hiện nay. Nhưng để phát triển tốt về cờ thì gia đình và chính Liêm phải xác định hướng đi theo cờ đỉnh cao".
Đại KTQT Từ Hoàng Thông: "Tôi mới đấu cờ nhanh, cờ chớp với Liêm hồi tháng 5/2005 và thích phong cách thi đấu khá chững chạc, lối đi thế trận chắc chắn. Liêm có năng khiếu tốt, tinh thần cầu tiến, chắc chắn em sẽ tiến bộ nhiều. Liêm hội đủ khả năng để trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp. Vấn đề là Liêm có quyết tâm theo cờ vua chuyên nghiệp không. Việc đầu tư cho Liêm tập huấn dài hạn ở nước ngoài như Trường Sơn là tốt nhất.
HLV Trịnh Hoàng Cương - người phát hiện ra năng khiếu của Liêm: "Đoạt chức vô địch U14 là minh chứng rõ ràng cho năng khiếu của Liêm. Nếu được đầu tư đúng mức, Liêm còn tiến xa. Theo tôi, gia đình nên có quyết định dũng cảm, dù còn đang khó khăn, để không làm mai một tài năng của Liêm. Để đầu tư cho Liêm, bước đầu nên làm như Nguyễn Ngọc Trường Sơn, để Liêm sang Hungary và TP HCM phải chấp nhận cho Liêm không tham dự các giải "U lằng nhằng" như vô địch các nhóm tuổi Đông Nam Á, vô địch trẻ châu Á...
HLV đội tuyển quốc gia: "Lê Quang Liêm và Nguyễn Ngọc Trường Sơn là hai VĐV trẻ có năng khiếu nổi bật nhất Việt Nam hiện nay. Nhưng biểu hiện của Liêm khác Sơn ở chỗ, Liêm tiến bộ từ từ và chắc chắn. Liêm có tố chất đáng quý đối với VĐV là khả năng tập trung cao độ và đạt hiệu quả cao trong giai đoạn "dầu sôi lửa bỏng".
Nguyễn Duy Minh - bạn thân của Liêm: "Bạn Liêm hiền khô hà, ít nói nên đôi lúc hay bị bạn bè chọc, nhưng chẳng bao giờ bạn ấy giận ai. Lớp tụi em hãnh diện vì có một người bạn được đi thật nhiều nước, biết được nhiều bạn bè, học được nhiều điều thú vị. Hiếm có dịp ngồi nói chuyện với nhau, nhưng cứ khi nào rảnh, Liêm thường kể cho tụi em về những chuyến đi. Ở nhà, tụi em thường theo dõi qua báo, tivi và thông báo để mọi người cùng biết.
Tương lai của Lê Quang Liêm
|
Quang Liêm cần có thêm nhiều cơ hội cọ xát quốc tế. |
Để phát triển tài năng của Liêm, tiến sĩ Hoàng Minh Chương, nhận xét: "Việc tham gia các giải lứa tuổi thế giới và tiến vào làng cờ nhà nghề là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Nhiều VĐV có năng khiếu mà không được đào tạo theo phương pháp đúng đắn có thể chẳng bao giờ đạt được danh hiệu quan trọng nào trong cuộc đời. Theo tôi, việc đầu tư đào tạo cho Liêm không thể chậm trễ vì thời gian chẳng chờ đợi ai cả. Mục tiêu trước mắt là đào tạo để Liêm trở thành Đại KTQT trong thời gian 2 năm. Liêm cần được cọ xát ở nước ngoài thay vì chỉ tham gia một vài giải quốc tế trong năm.
(Theo Thể Thao TP HCM)
Cậu Vi-xen-tê Liêm sinh năm 1732 ở thôn Đông làng Trà Lũ, xứ Phú Nhai, tỉnh Nam Định. Ông An-tôn Doãn, thân sinh cậu, là một thân hào trong làng, hai ông bà là những giáo dân sốt sắng, chuyên cần giáo dục con cái. Năm 12 tuổi cậu được nhận vào nhà Đức Chúa Trời ở làng Lục Thuỷ, Cậu nổi tiếng thông minh đạo đức nên ba năm sau cậu được gửi sang Ma-ni-la (Mauila) theo học ở trường trung học Thánh Gio-an đơ La-to-ran (Jean de Latran), rồi đến trường Đại học Thánh Tô- ma do các Cha dòng Thánh Đa-minh điều khiển. Ngày 8-9-1753, năm 21 tuổi thày được mặc áo. Sau một năm tập thày được tuyên khấn trọng thể với tên dòng là Vi-xen-tê Hòa Bình. Từ đây thày bắt đầu học lý đoán để chịu chức linh mục.
Năm 1758, Thày Liêm được thụ phong linh mục và chuẩn bị về nước. Ngày 20-1-1759, Cha trở về quê hương được đón tiếp nồng hậu, mọi người vui mừng đặt bao hy vọng vào vị tân linh mục thông thái.
Ít lâu sau Cha được cử làm giáo sư Chủng viện Trung Linh rồi được cử đi truyền giáo các xứ Lai Ổn, Quất Lâm, Trung Lao, Lục Thủy, Trung Lễ. Đi tới đâu Cha cũng được các giáo hữu yêu mến vì Cha tận tình giúp đỡ họ, không nề quản khó nhọc gian nguy.
Theo hai bức thư Cha Liêm viết cho Cha Bề Trên ở Ma-ni-la, Cha báo tin ông Hoàng Sáu em Chúa Trịnh Doanh đã được chịu phép Rửa tội trước khi qua đời. Cha cũng báo nhiều tin khác liên hệ đến giáo đoàn miền Bắc như Đức Cha Săng-ti-a-gô Héc-năng đề (Santiago Hemandez) Giám mục địa phận Đông Đàng Ngoài và bốn linh mục thừa sai dòng Thánh Đa-minh đã đến năm trước đều khỏe mạnh. Cha cũng mừng Đức Cha Bê-na-đô Vô-ta-ri (Bemard Votarie) mới được thu phong Giám mục, Cha xin vị tân Giám mục gửi cho mình một số tràng hạt để phân phát cho giáo dân. Cha cũng bày tỏ các sự khó khăn gian nan mà đạo đang gặp phải trong việc truyền giáo và Cha xin Đức Cha, xin Cha Bề Trên cầu cho mình được nên hoàn thiện hơn, vui lòng chịu mọi sự khó theo thánh ý Chúa. Vì hồi ấy Giáo hội miền Bắc đang trải qua một cơn giông tố mới. Năm 1767 đời Cảnh Hưng, Chúa Trịnh Sâm ra lệnh xử tử một nhà sư có tội và để tránh tiếng thiên vị tôn giáo, nên ra lệnh bắt các đạo trưởng và các giáo dần theo đạo Gia-tô. Ngày 2-10-1773, Cha Liêm đang làm phúc họ Lương Đồng thì bị bắt giải về tỉnh Hưng Yên. Ở đây Cha vui mừng được gặp Cha Gia-xanh-tô Cát-ta-nơ-đa[1] (Gia) đã bị bắt mấy tháng trước. Sau đó hai Cha phải điệu về kinh để Chúa Trịnh xét xử.
Cuộc tranh luận của bốn đạo giáo
Ở kinh đô diễn ra một cuộc bàn luận tôn giáo nổi tiếng trong lịch sử tôn giáo Việt Nam dưới danh hiệu “Hội đồng tứ giáo”, về sau cuộc bàn cãi này in thành sách, được tái bản nhiều lần với nhan đề: Hội đồng tứ giáo danh sư. Tài liệu này kể rằng: Dưới đời Cảnh Hưng, Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm, hai đạo trưởng Gia-tô bị bắt: một Tây dương và một bản quốc. Hồi ấy có ông quan lớn trong triều là chủ Chúa Trịnh là người ngoại, nhưng mẹ ông có đạo và quen gọi là bà Thượng Trâm. Bà khuyên con nên tòng giáo. Ông quan lớn, một đàng muốn theo lời mẹ, đàng khác lưỡng lự vì có lệnh Chúa Trịnh cấm đạo, nhưng ông cũng muốn hiểu đạo nào là đạo thật, ông sáng kiến triệu tập bốn đại diện của bốn tôn giáo: Khổng, Phật, Lão, Thiên Chúa. Ông cho mời một nho sĩ, một nhà sư, và một thày pháp và hai đạo trưởng đang phải giam. Ông chủ tọa cuộc tranh luận và ông tuyên bố như sau: ông thường nghe nói đạo này đạo khác, nhưng không biết phải theo đạo nào, nên ông muốn có cuộc thảo luận này để ông biết rõ tôn chỉ mục đích của mỗi đạo, và ông sẽ định đoạt thái độ.
Sau khi trao đổi, hai linh mục đưa ra mấy đề tài chính để thảo luận: Nguồn gốc con người? – Sống ở đời để làm gì? – Chết rồi đi đâu?
Ông quan lớn đòi mọi vấn đề phải bàn cãi tường tận để ông hiểu rõ. Thế là hội nghị kéo dài ba ngày, hai Cha áp dụng chiến thuật minh giáo và thường lấy các điển tích trong sách Kinh sử bằng chữ Hán để chứng minh, khiến quan phục lẽ”.
Cuốn sách “Hội Đồng tứ giáo danh sư”không kể rõ tên hai linh mục dự hội nghị này, nhưng theo truyền khẩu và nhiều tác giả trong đó có Cha Mát-cô Gít-pe (Marcos Gispert) tác giả sách lịch sử truyền giáo của dòng Thánh Đa-minh ở miền Bắc, thì hai linh mục đó chính là Cha Gia-xanh-tô Cát-ta-nơ-đa và Cha Vi-xen-tê Liêm. Cũng theo truyền khẩu thì Cha Liêm chính là tác giả cuốn sách trên. Còn Cha Gia-xanh-tô đã giảng đạo ở Trung Quốc từ năm 1766 đến năm 1769, nên không lạ gì Cha rất thông thạo điển tích và châm ngôn của nước này.
Ánh vinh quang của dân tộc Việt Nam.
Ông quan lớn phục lẽ, nhưng số phận của hai nhà truyền giáo đã được định sẵn. Chúa Trịnh Sâm bị bà mẹ ác cảm với đạo thúc đẩy, đã châu phê bản án xử tử hai linh mục.
Ngày 7-10-1773, Cha Vi-xen-tê Liêm cùng với Cha Gia-xanh-tô được phúc lấy máu đào chứng minh cho lời giảng dạy. Cha Vi-xen-tê Liêm về trời lĩnh phần thưởng sau 15 năm chịu chức linh mục và tận tụy truyền giáo, năm Cha mới 41 tuổi.
Ngày 15-4-1906, Đức Thánh Cha Pi-ô X đã phong Cha lên bậc chân phúc.
Trường Thánh Gio-an đơ La-tơ-ran ở Ma-ni-la đã nhận chân phúc Vi-xen-tê Liêm là học sinh cũ làm quan thày nhà trường. Một pho tượng lớn của chân phúc được đặt ngay trước sân trường. Hằng năm đến ngày 6-11, lễ quan thày được cử hành rất trọng thể, có mặt đầy đủ các giáo sư, học sinh của trường, các phụ huynh và nhiều bậc vị vọng ở thủ đô Ma-ni-la tới dự.
Chúng ta có thể tự hào rằng chân phúc Vi-xen-tê Liêm là ánh vinh quang của dân tộc Việt Nam ở nước ngoài.
Ngày 19-6-1988, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II tôn phong Cha lên bậc hiển thánh.
Đức Hồng Y Giu-se Maria Trịnh Văn Căn